“Phai
Đoàn” là quan niệm dùng để chỉ sự mờ dần của tổ chức Đoàn và
đoàn viên, thanh niên. Theo đó, tổ chức Đoàn không giữ được vị trí, vai
trò là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; đoàn viên, thanh
niên không giữ được mục tiêu, lý tưởng, tinh thần xung kích, sáng tạo,
cống hiến của tuổi trẻ. Cũng có thể hiểu, biểu hiện của bệnh “phai
Đoàn” ở một bộ phận thanh niên là sự thiếu niềm tin vào tổ chức
Đoàn; không giữ được lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo
đức, lối sống của người thanh niên cách mạng.
Không
khó để nhận diện biểu hiện của bệnh này với những “triệu chứng” thường gặp:
Thiếu niềm tin vào nghị quyết, điều lệ của Đoàn cũng như chương trình
hành động của các cấp bộ Đoàn; ngại sinh hoạt Đoàn. Chủ nghĩa bình quân,
phấn đấu cầm chừng, ngại rèn luyện; không muốn phấn đấu trở thành
đoàn viên, đảng viên; có lối sống thực dụng, đề cao vật chất quá mức,
sùng bái và coi đồng tiền là trên hết; thoái thác nghĩa vụ công dân.
Những
biểu hiện trên đã và đang phản ánh một thực trạng: “Không ít thanh niên không
có chí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng
và dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nước; một bộ phận thanh niên lười lao
động, lười học tập, ngại khó, ngại khổ, chưa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình ở gia đình, địa phương, đơn vị; không có ý chí vươn lên làm giàu cho bản
thân và xã hội, có những thanh niên có biểu hiện giảm sút niềm tin, bản lĩnh
non kém, bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật”.
Những
biểu hiện trên không đồng hành cùng thời gian của chủ thể mà xuất hiện
theo từng thời điểm, từng giai đoạn, hoàn cảnh, theo mỗi tính chất
nhiệm vụ cụ thể và thông qua các giai đoạn từ mầm mống, chuyển hóa
trong nhận thức đến hành động cụ thể. Tuy nhiên, đó chỉ là hiện
tượng, không phải bản chất, không kéo dài và sẽ mất đi khi dư luận xã
hội phê phán, lên án và triệt tiêu dần; khi tổ chức, đơn vị, đoàn thể
phát hiện và tiến hành các biện pháp công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng kịp thời.
Tính
nguy hại của bệnh “phai Đoàn” là:
Thứ
nhất, dẫn đến phai nhạt lý tưởng cách mạng. Mục tiêu, lý tưởng là
đích cần đạt tới của toàn Đảng và của mỗi đảng viên trên lập trường và lợi
ích của giai cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ “Tương lai thuộc về thanh
niên (…) Là chủ của tương lai, thanh niên không thể không có lý tưởng cao cả.
Vì vậy thanh niên phải có cuộc sống chính trị tích cực và cách mạng”. Trong Bài
nói ở lớp huấn luyện đảng viên mới, ngày 14-5-1966, Người nhắc nhở: “Người cộng
sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là: Suốt đời làm
cách mạng phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới”.
Theo
đó, lý tưởng cách mạng của Đảng (cũng là lý tưởng của Đoàn - đội hậu bị, “cánh
tay phải” của Đảng) là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Những người phai nhạt mục tiêu, lý tưởng thường có
động cơ phấn đấu thấp - nhất là động cơ vào Đảng, vào Đoàn; nhận thức mơ
hồ, lệch lạc về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội; có xu hướng quan tâm tới những lợi ích cụ thể, trước mắt của cá nhân
hơn là vì lợi ích của tập thể. Thậm chí có không ít người còn mơ hồ, “a
dua” cho rằng “chỉ cần dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là đủ,
còn chủ nghĩa nào, chế độ nào cũng được”.
Khi
mục tiêu, lý tưởng bị phai nhạt, tất yếu dẫn đến động cơ phấn đấu
thấp, nhận thức sai lệch, thiếu niềm tin, hành động mù quáng, đi ngược lại
thậm chí là phản bội lý tưởng của Đảng. Đây chính một trong những biểu hiện suy
thoái về chính trị mà Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII đã chỉ ra: “Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai
trái”.
Thứ
hai, hoài nghi, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì
“nhạt Đảng, khô Đoàn”, nên một bộ phận thanh niên đã có những biểu hiện sai lầm
trong nhận thức, khi cho rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời cách đây hơn 170
năm, ngày nay loài người đã bước sang thời đại kinh tế tri thức, cho nên chủ
nghĩa Mác - Lênin đã trở thành lạc hậu; hoặc chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ nói về
giai cấp và đấu tranh giai cấp mà không đề cập đến lợi ích dân tộc, do đó không
phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam… Những nhận thức ấu trĩ đó đều
vô tình hoặc cố ý “vào hùa” với những tư tưởng cực đoan, phản động muốn phủ nhận
chủ nghĩa Mác - Lênin, đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh -
nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Từ đó, một “khoảng trống về tư tưởng” sẽ được tạo
ra để tư tưởng phi vô sản dễ dàng thâm nhập vào thanh niên. Đây là con đường ngắn
nhất dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong bản thân thanh niên.
Từ
hoài nghi, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ dẫn đến sự
thờ ơ, vô cảm, không bàn luận về chính trị, khi cần bày tỏ quan điểm thì
thường “thuận theo số đông” để lên tiếng cho có, không có chính kiến; nghi
ngờ tính hiệu quả đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều
hành của Nhà nước. Những người này chẳng những không có tình cảm cách
mạng và tình yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà còn thiếu bản
lĩnh chính trị, dẫn tới tình trạng phân liệt tư tưởng, dễ dàng bị các thế lực
thù địch lợi dụng, mua chuộc, khống chế để thực hiện âm mưu, thủ đoạn “cộng
sản con lật đổ cộng sản cha” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng.
Thứ
ba, xa rời chính trị, mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã
hội chủ nghĩa. Đây là tác hại nguy hiểm nhất, vì “sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới
tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”. Tại phiên trọng thể Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ XI, ngày 11-12-2017, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc
nhở: “Đoàn cần giúp thanh niên vững vàng bản lĩnh chính trị, tăng sức đề kháng
cho thanh niên, tránh tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn”, xa rời chính trị”.
Thờ
ơ với chính trị và mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã
hội chủ nghĩa có mối quan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết, không
tách rời. Trong đó, thờ ơ với chính trị là kết quả của việc mất
niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thờ ơ với
chính trị là sự bàng quan, vô cảm trước vận mệnh của Đảng và dân tộc. Đây
là hậu quả nghiêm trọng của bệnh “phai Đoàn” với lối sống vị kỷ, tha
hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân cách. Những người như vậy thường
chỉ “mượn” tổ chức, đoàn thể làm “tấm bình phong” để vun vén cho lợi ích cá
nhân, không mảy may quan tâm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, đời sống nhân
dân; họ không quan tâm đến chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng,
chính sách của Nhà nước, nghị quyết của các cấp ủy đảng và của các cấp
bộ Đoàn.
Những
thanh niên thờ ơ với chính trị thường né tránh trách nhiệm bản thân,
không dám đấu tranh với những quan điểm, hành động sai trái; không chịu học tập
nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước; không thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị
của đơn vị và trách nhiệm, nghĩa vụ đối với thanh niên. Nghiêm trọng nhất, một
số thanh niên mắc bệnh “phai Đoàn” khi bị đối tượng xấu tác động thường không đủ
sức “đề kháng”, dễ bị lôi kéo vào các hoạt động, các tổ chức chống Đảng và chế
độ.
Phòng
ngừa những biểu hiện của bệnh “phai Đoàn” ở một bộ phận thanh niên chẳng những
là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài. Theo đó, những
vấn đề căn cốt mà các tổ chức, đoàn thể, nhất là tổ chức Đoàn đã, đang và sẽ phải
kiên trì, kiên quyết thực hiện là:
Nhận
thức, đánh giá đúng biểu hiện và tính nguy hại của bệnh “phai Đoàn” ở một
bộ phận thanh niên hiện nay. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong
tổng thể hệ thống giải pháp phòng ngừa biểu hiện “phai Đoàn”;
là yêu cầu bắt buộc đối với các cấp ủy, chi bộ, đảng bộ cũng như các cấp
bộ Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên, tổ chức giáo dục và quản lý thanh niên phải
tiến hành. Trước hết, cần tiếp tục đổi mới cách nhận diện những biểu
hiện mới và tính nguy hại của bệnh “phai Đoàn” ở một bộ phận thanh niên hiện
nay theo quan điểm lịch sử - cụ thể. Thứ hai, thực hiện có chất
lương, hiệu quả công tác định hướng, hướng dẫn nhận thức, hướng dẫn
đấu tranh, phản bác, phê phán các biểu hiện “phai Đoàn” ở địa phương, cơ
quan, đơn vị. Phải xác định “phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh”. Thực tiễn
cho thấy, khi nào chủ thể tự nhận thức được tính chất nguy hiểm của
bệnh, giác ngộ được trách nhiệm của bản thân, tự giác phòng bệnh
và tự giác đấu tranh thì hoạt động phòng ngừa và khắc phục biểu
hiện của bệnh “phai Đoàn” phát huy hiệu quả thiết thực và bền vững.
Phòng
ngừa biểu hiện bệnh “phai Đoàn” phải đi liền với việc thường xuyên quán triệt,
vận dụng sáng tạo, đầy đủ, toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về sự cần thiết, mục
tiêu, nội dung, phương thức giáo dục thanh niên theo tinh thần Chỉ thị số 42-
CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa
cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”. Trong đó, cần nhận thức đúng, đầy đủ
tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ, từ đó xác định trách nhiệm của các cấp uỷ
đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn xã
hội đối với công tác này.
Phát
huy vai trò, sức mạnh và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, các lực lượng của
hệ thống chính trị trong phòng, chống bệnh “phai Đoàn” ở một bộ phận thanh
niên hiện nay; nhất là sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên.
Tiếp
tục phát huy các thiết chế giáo dục của Đoàn trong phòng, chống bệnh “phai
Đoàn”. Cần tập trung xây dựng, mở rộng mạng lưới các trung tâm hoạt động thanh
niên, nhà văn hóa thiếu nhi... trên cơ sở nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và
kinh phí xã hội hóa. Tăng cường định hướng giáo dục giá trị văn hóa thông qua
các loại hình văn hóa, văn học nghệ thuật; thông qua việc hưởng thụ tham gia bảo
tồn và phát triển các lễ hội văn hóa; tổ chức các điểm văn hóa thanh niên theo
cụm dân cư; tổ chức các hội thi, hoạt động văn hóa dân gian; tổ chức các cuộc vận
động sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật dành cho thanh niên.
Làm
tốt công tác truyền thông của Đoàn. Trong đó, tận dụng ưu thế tích cực của các
mạng xã hội trong việc tiếp cận và truyền đạt nội dung tuyên truyền, định hướng
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho đoàn viên, thanh
niên. Trong công tác giáo dục, cần chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt. Đồng
thời nâng cao khả năng phối hợp, lồng ghép các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội với
các đoàn thể quần chúng nhân dân và các chủ thể xã hội khác nhằm giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên.
Phát
huy vai trò “tự phát hiện và tự chữa bệnh” của mỗi thanh niên. Đây là một trong
những giải pháp quyết định tính hiệu quả trong “khắc phục và chữa trị” bệnh
“phai Đoàn” ở một bộ phận thanh niên hiện nay. Bởi suy đến cùng, mọi phương thức
tác động của các chủ thể “chữa bệnh” chỉ có hiệu quả khi và chỉ khi “người bệnh”
chủ động tiếp nhận, biến quá trình “điều trị” thành quá trình “tự điều trị”.
Theo đó, cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thanh niên nâng cao
năng lực tự nhận thức và chỉ ra những biểu hiện “lâm sàng” đối với bạn bè, đồng
chí, đồng đội; đồng thời, cần có cơ chế để khuyến khích thanh niên tích cực, chủ
động phòng ngừa “bệnh” ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh với
tinh thần xung kích của tuổi trẻ.
Phòng ngừa bệnh “phai
Đoàn” - một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa
rời chính trị” như đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã căn
dặn, không chỉ là lương tâm, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp
là các cấp bộ Đoàn, Hội, mà còn là sứ mệnh của mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh
niên Việt Nam hiện nay. Chỉ có như vậy thì thanh niên mới thực sự là rường cột
của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét