CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

NHÌN NHẬN CHẾ ĐỘ ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG TỪ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ

 


Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của đất nước. Thực tế đã chứng minh những thành tựu to lớn từ khi có đảng lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam càng thể hiện rõ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình nhằm xây dựng đất nước phát triển không ngừng và khẳng định được vị thế trên thế giới. Tuy nhiên, các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước ta luôn tìm mọi cách để bôi nhọ, nói xấu và làm giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng bằng việc đòi đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam. Chúng thường xuyên ca ngợi chế độ đa nguyên, đa đảng ở các nước tư bản, mà tiêu biểu là ở Mỹ. Vậy chúng ta cùng nhìn nhận chế độ đa nguyên, đa đảng ở nước Mỹ thông qua việc bầu cử tổng thống Mỹ đã phơi bày sự chia rẽ như thế nào.

          Cuộc bầu cửa thổng thống thứ 46 của nước Mỹ diễn ra từ ngày mùng 3 tháng 11 năm 2020. Đây là cuộc bầu cử diễn ra giữa hai ứng cử viên là ông Joe Biden của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa. Những ngày qua cả thế giới đã chứng kiến sự kịch tính trong việc bám đuổi số phiếu đại cử tri ở các bang cho mỗi ứng cử viên. Đến tối ngày mùng 7 tháng 11 theo giờ Mỹ, hãng tin AP công bố ông Joe Biden có được 284 phiếu đại cử tri khi chiến thắng tại bang chiến trường Pennsylvania. Qua đó vượt mức 270 để đánh bại đối thủ của đảng Cộng hòa ông Donald Trump, chính thức đắc cử tổng thống Mỹ. Trong thời gian bầu cử chúng ta cũng đã chứng kiến và thấy rõ một nước Mỹ bị chia rẽ như thế nào qua sự đấu tranh giữa cử tri của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Có thể nói đây là sự chia rẽ sâu sắc diễn ra trên nước Mỹ mà chúng ta có thể thấy nguyên nhân là sự tranh giành quyền lực giữa hai phe Cộng hòa và Dân chủ. Khi cuộc bầu cử bắt đầu, cử tri của hai đảng đều đi bỏ phiếu với những con số lỷ lục chưa từng có trong những lần bầu cử trước. Họ thể hiện và bộc lộ những mong khác nhau ở những vấn đề khác nhau trên nước Mỹ và bỏ phiếu bằng những hình thức khác nhau. Cử tri của mỗi đảng đều muốn ứng cử viên của đảng mình đạt số phiếu cao và trúng cử tổng thống, do vậy luôn diễn ra sự đấu tranh, cãi cọ giữa hai bên. Thậm chí còn có những phát ngôn, hành động gây căng thẳng về tình hình an ninh, chính trị xã hội trên khắp đất nước. Ngay cả hai ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump cũng có những phát ngôn trên truyền thông cũng như mạng xã hội để khẳng định vai trò của mình. Thậm chí có cả những phát ngôn kiện tụng, tố cáo về tính minh bạch của việc kiểm phiếu ở các bang. Việc lựa chọn ai làm tổng thống đều vì mục đích đại diện cho nhân dân lãnh đạo đất nước, bảo đảm quyền và lợi ích cho người dân, cống hiếu cho sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Nhưng cử tri ở hai đảng của Mỹ lại lựa chọn tổng thống vì những mục đích riêng của đảng mình cũng như việc giải quyết những vấn đề bức xúc của nước Mỹ hiện nay. Cử tri của ông Joe Biden mong muốn chính phủ lên bang ưu tiên phòng chống sự lây lan của dịch Covid – 19, cho dù có thiệt hại về kinh tế. Còn cử tri của ông Donald Trump muốn tập trung hồi phục kinh tế, xem nhẹ vấn đề đại dịch. Trong số cử tri của đảng Cộng hòa thì có khoảng một nửa cho rằng vấn đề kinh tế và việc làm phải đặt lên hàng đầu mà đất nước cần giải quyết bây giờ. Trong khi đó chỉ 1/10 cử tri của đảng Dân chủ coi đó là vấn đề quan trọng nhất. Đối với vấn đề chính sách chủng tộc và công lý, cử tri của đảng Dân chủ phần lớn đều cho rằng phân biệt chủng tộc là vấn đề nghiêm trọng trong xã hội Mỹ hiện nay. Trong khi đó chỉ có một phần cử tri của đảng Cộng hòa, đa phần là người da trắng có cùng nhận định với đảng Dân chủ. Trong khi ông Joe Biden đã cố gắng thu hẹp khoảng cách này bằng việc thường xuyên kêu gọi đoàn kết dân tộc. Ở phía đối diện, ông Trump luôn tự cho mình là người bảo vệ cử tri và đe dọa giữ lại các khoản viện trợ đại dịch của các bang do thống đốc Dân chủ lãnh đạo và chê bai những thành phố do đảng Dân chủ điều hành. Do đó, phần lớn đảng viên Dân chủ mong muốn ông Trump sẽ phải chịu thất bại đáng xấu hổ và chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình. Kết quả cuối cùng ông Joe Biden đã đắc cử tổng thống Mỹ, nhưng liệu ông Biden có thể thuận lợi trong việc lãnh đạo, điều hành đất nước. Trong khi đảng Cộng hòa vẫn vẫn giữ được vị thế tại Thượng viện và Hạ viện. Điều này cho thấy "làn sóng xanh" mà phe Dân chủ kỳ vọng để kiểm soát cả quốc hội lẫn Nhà Trắng đã không xảy ra. Ngay cả khi ông Joe Biden có bài phát biểu đầu tiên sau khi trúng cử vẫn tồn tại hai trạng thái trên khắp nước Mỹ. Đó là cử tri của đảng Dân chủ thì vui mừng hò hét, còn cử tri của đảng Cộng hòa thì liên tiếp phản đối kết quả bầu cử và không chịu chấp nhận kết quả đó. Thậm chí cả ông Donald Trump và cử tri tuyên bố chưa kết thúc bầu cử, cáo buộc có sự gian lận trong việc kiểm phiếu. Vậy những điều trên là ưu điểm của một đất nước có chế độ đa nguyên, đa đảng mà những kẻ phản động thường xuyên ca ngợi?

          Có thể nói, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ tìm ra được một vị tổng thống để lãnh đạo và điều hành đất nước. Nhưng nó đã cho thấy một cuộc bầu cử đầy rối rắm và lộn xộn, chia rẽ sâu sắc giữa hai phe của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Vậy sao không thấy bọn phản động, chống phá nói về những vấn đề này của chế độ đa nguyên, đa đảng nhỉ?

=Tia chớp=

1 nhận xét:

Bút chiến nói...

Đa nguyên, đa đảng thì dịch bệnh, khủng bố ai lo, chỉ dân là khổ