Xét từ phương diện nào
thì nhân quyền trong một xã hội vẫn luôn phải thể hiện qua những sự kiện, vấn đề,
hiện tượng cụ thể của cuộc sống. Nói cách khác, nhân quyền - quyền con người
không tồn tại như những khái niệm trừu tượng, không phải là những khẩu hiệu
chung chung, mà có thể quan sát, khảo sát, đánh giá, định tính, định lượng,… một
cách toàn diện đến từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của xã hội, con người. Từ nhận
thức về nhân quyền một cách thiết thực như vậy nên Đảng, Nhà nước, Quốc hội,
Chính phủ Việt Nam luôn phấn đấu để ở Việt Nam vấn đề dân chủ, nhân quyền ngày
càng hoàn thiện, phát triển, cuộc sống mọi mặt của toàn dân ngày càng được nâng
cao. Nhìn từ lịch sử cách mạng, phải khẳng định rằng ngay cả trong hoàn cảnh
khó khăn nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn cố gắng chăm lo cuộc sống mọi mặt của
toàn dân. Bởi đó là bản chất, là mục tiêu nhất quán của một Nhà nước của dân,
do dân, vì dân.
Trước năm 1945,
người dân Việt Nam không được hưởng các quyền công dân, tư cách pháp lý chỉ là
thần dân. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngay từ khi mới thành lập nước,
ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ ta trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn
bè quốc tế rằng: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa
cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".Trong những năm
qua, nước ta đã có nhiều thành tựu lớn trong công tác đấu tranh, bảo vệ quyền
con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Nhìn lại những thành
tựu quan trọng của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền, có thể khẳng định, ở Việt
Nam hiện nay các quyền của quyền con người được phát huy và bảo đảm vững chắc
bởi thể chế Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Một trong những bước
phát triển lớn nhất là những quy định về quyền con người, quyền công dân trong
Hiến pháp năm 2013 với 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49). Nội dung của các điều
luật này đã nêu được hầu hết các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và
văn hóa được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế. Đồng thời, Quốc hội thông
qua nhiều bộ luật và các luật, trong đó có những bộ luật lớn trực tiếp bảo đảm
các quyền con người như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân
sự, Bộ luật Lao động, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Trẻ em, Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo... Thời gian qua, dù phát triển kinh tế
không đạt mục tiêu như kế hoạch đặt ra do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 và tình
hình thiên tai, bão lụt tại các địa phương thì ở Việt Nam, quyền được sống,
quyền ăn, mặc, ở, quyền tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, giáo dục,
đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tự do kinh doanh, quyền tự do ứng cử, quyền thể
hiện quan điểm xã hội, quyền của mọi tầng lớp, thành phần, người dân vẫn luôn
được bảo đảm. Từ quan niệm nhân quyền luôn thuộc về nhân dân và vì nhân
dân, bên cạnh rất nhiều chương trình, kế hoạch tập trung xây dựng xã hội học
tập, phát triển hệ thống giáo dục, hệ thống y tế, đường sá, lưới điện quốc gia
trên cả nước, phát triển văn hóa nghệ thuật,… được xã hội, chăm lo cuộc sống
người nghèo, người yếu thế, các đối tượng chính sách... càng được tập trung đẩy
mạnh. Đây là một chủ trương lớn, một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của phát
triển bền vững, là chương trình mang tầm quốc gia, thể hiện tính nhân văn của
chế độ xã hội và truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc. Dù ngân
sách còn nhiều khó khăn song Quốc hội, Chính phủ đã tăng nguồn lực đầu tư cho
giảm nghèo gấp hai lần so với giai đoạn trước, liên tục chỉ đạo nhằm thực hiện
đầy đủ chính sách giảm nghèo, nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Giảm nghèo bền vững theo hướng toàn diện, đa chiều và hạn chế tái nghèo; tạo
điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản,
nhất là tại các địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo, góp phần thực hiện mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thành mục tiêu giảm tỷ
lệ hộ nghèo. Trong năm 2020, Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu
tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi nhằm ưu tiên nguồn lực hơn, đầu tư trọng tâm với mục
tiêu giảm nghèo nhanh hơn. Những chương trình của Nhà nước cùng sự tham gia
tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm giúp
đỡ người nghèo với các hình thức khác nhau, đã đưa tới kết quả là tỷ lệ hộ
nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm; hơn 650 xã, 1.200 thôn thoát
khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 170 nghìn ngôi nhà “Đại đoàn kết” được xây
dựng; cùng với người dân tộc thiểu số và hộ nghèo được hưởng 100% bảo hiểm y
tế, 2.327.000 người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT. Việc cải cách thủ tục,
quy trình khám, chữa bệnh tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia bảo
hiểm y tế trong tiếp cận các dịch vụ y tế cao, năm 2019 đã sử dụng khoảng
32.300 tỷ đồng chi sự nghiệp y tế (chiếm khoảng 35%) để hỗ trợ người nghèo và
các đối tượng chính sách tham gia bảo hiểm y tế, góp phần để đến tháng 6-2020, bảo
hiểm y tế đạt tỷ lệ bao phủ gần 89% dân số…
Nỗ lực và kết quả
Việt Nam đạt được với sự vào cuộc của hệ thống chính trị và toàn dân đã làm cho
nhân quyền ở Việt Nam trở thành tài sản chung của xã hội, được Liên hợp quốc và
nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế, chuyên gia trên các lĩnh vực khác nhau ca
ngợi, đánh giá rất cao. Đặc biệt từ đầu năm 2020 đến nay, việc Đảng, Nhà nước,
Quốc hội, Chính phủ Việt Nam quyết tâm bằng mọi biện pháp bảo vệ tính mạng con
người trước đại dịch Covid-19, chính là một sự khẳng định rõ ràng về
thành tựu, chủ trương nhất quán, toàn diện và đúng đắn này. Gói an sinh xã hội gần 62.000 tỷ đồng khắc phục
hậu quả của đại dịch Covid-19, 11.500 tấn gạo hỗ trợ khẩn cấp và hàng nghìn tỷ
đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để cứu trợ đồng bào miền trung khắc
phục hậu quả “lũ chồng lũ, bão chồng bão” là nỗ lực rất lớn, kịp thời, góp phần
hạn chế đến mức thấp nhất tác động của đại dịch Covid-19 và bão lụt, giúp mọi
người được hưởng quyền sống, quyền được chăm sóc y tế, quyền mưu sinh, và tiếp
tục làm sáng tỏ tinh thần coi lợi ích nhân dân là mục tiêu hàng đầu. Không có ý
nghĩa nào khác, các thành tựu đó là kết quả từ nỗ lực hành động vì nhân quyền,
vì con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam, không ai có thể xuyên tạc, phủ nhận.
Với
tư cách ứng viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, Việt Nam sẽ tham
gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ
2023-2025, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình
Minh, thông báo vào ngày 22 tháng 2 năm 2021. Hy vọng rằng với những thành tựu
nhân quyền đã đạt được trong thời gian vừa qua, với sự tin tưởng và ủng hộ của
cộng đồng thế giới, Việt Nam sẽ trúng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 góp phần thúc đẩy nền hòa bình, hợp
tác và phát triển trên thế giới.
|
|
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét