Song song với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay công nghệ thông tin được xem như một lĩnh vực tiên phong trong khoa học ứng dụng, Đồng thời internet được mọi người biết đến bởi nhiều trang mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Zalo, Twitter, Skyper… Trong đó Facebook là một mạng xã hội được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Facebook được ra đời vào tháng 2 năm 2004 tại Mỹ. Ban đầu Facebook chỉ là một trang mạng để tổng hợp hồ sơ cá nhân của những người bạn có cùng sở thích với nhau. Thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, mạng xã hội này đã trở nên phổ biến khắp nước Mỹ rồi vươn ra toàn cầu ở một tốc độ không thể ngờ tới. Hiện nay đã có khoảng gần 2người dùng mỗi ngày. Theo thống kê của Website-monitoring.com, top 10 quốc gia có lượng người sử dụng Facebook đông đảo nhất là Mỹ, Anh, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ý, Canada, Philipin, Tây Ban Nha và Mexico. Việt Nam cũng là một trong số những nước có tốc độ tăng trưởng người dùng mạng xã hội này tương đối cao.
Facebook
là một trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích, nhất là sự kết nối, chia sẻ
thông tin và những ứng dụng giải trí thú vị (chơi game, nghe nhạc, xem phim…).
Nếu sử dụng đúng mục đích và ở chừng mực phù hợp, mạng xã hội này sẽ là công cụ
hữu hiệu để tuyên truyền, giáo dục mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước sâu rộng trong mọi tầng lớp quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, lợi dụng
đặc tính truyền tải nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức
thì, tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin, khả năng “gây nhiễu” lại
khá rộng và rất khó kiểm soát của nguồn thông tin trên mạng xã hội
Facebook nhiều đối tượng bất đồng và các phần tử phản động, chống đối chính quyền
đã lợi dụng Facebook để tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước, đồng thời tuyên truyền những luận điệu diễn biến hòa bình gây hoang
mang cho cán bộ, đảng viên và trong quần chúng nhân dân.
Tác hại của các
thông tin xấu độc, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên mạng xã hội
Facebook đến nay chưa thể định lượng hết được. Tuy nhiên, qua nghiên cứu điều
tra xã hội học cho thấy, đại đa số người được hỏi đều khẳng định những luồng
thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc đều có tác động tiêu cực đến tình hình
tư tưởng, dư luận trong các tầng lớp nhân dân, làm suy giảm lòng tin vào cấp ủy
đảng, chính quyền.
Vậy nhưng, một
thực tế rất đáng lo ngại là ý thức cảnh giác, tính tự giác đấu tranh, phê phán
các thông tin, quan điểm sai trái của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay lại
rất hạn chế; thậm chí còn tích cực cổ súy, chia sẻ các video, clip
mang tính xuyên tạc, kích động một cách công khai, vô tội vạ trên trang
cá nhân của mình. Tình trạng bàng quan, thờ ơ, không có chính kiến đúng đắn
trước các thông tin, quan điểm sai trái còn khá phổ biến, nhất là thông tin sai
trái trên mạng internet và các trang mạng xã hội. Nhiều người vẫn cho rằng, việc
đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc dường như chỉ là công việc của những
cơ quan chuyên môn. Việc tham gia đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
bảo vệ chế độ XHCN chưa trở thành nhu cầu tự nhiên, tự thân của cán bộ, đảng
viên và nhân dân.
Để khắc phục những
hạn chế nêu trên, nâng cao chất lượng công tác đấu tranh phản bác các thông tin
xấu độc của các thế lực thù địch, giữ vững trận địa tư tưởng, củng cố niềm
tin của quần chúng nhân dân cần quán triệt và thực hiện tốt một số biện pháp
sau đây:
Một là, tổ chức
đảng các cấp cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm cho mọi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân
Cấp ủy đảng các
cấp phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên
trong đảng bộ. Công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, đảng viên phải được
tiến hành ngay từ chi bộ; phải thường xuyên nâng cao chất lượng, mở rộng dân chủ
trong sinh hoạt chi bộ trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực
hành tự phê bình và phê bình, duy trì việc kiểm tra giámsát theo Điều lệ Đảng đối
với đảng viên.
Thông qua sinh
hoạt của tổ chức đảng, cấp ủy chủ động cung cấp thông tin, giải tỏa dư luận đối
với những luồng thông tin trái chiều, bịa đặt trên mạng internet; đấu tranh phê
phán những biểu hiện dao động, mơ hồ hoặc phụ họa theo những thông tin, quan điểm
sai trái.
Hai là, phát
huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là các tổ chức đoàn thể trong
đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc trên mạng xã hội.
Nếu chỉ dựa vào
lực lượng chuyên trách thì không thể giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này.
Do đó, phải huy động toàn xã hội, toàn dân tham gia cuộc đấu tranh này; khơi dậy
tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng, ý thức tự giác, thành hành động
tích cực trong phê phán, đấu tranh chống quan điểm sai trái. Tổ chức lực lượng
trong các cơ quan chính quyền, cơ quan quân đội, công an các cấp và trong các tổ
chức chính trị, xã hội… thực hiện thường xuyên nhiệm vụ đấu tranh chống quan điểm
sai trái trên mạng internet. Tổ chức các lực lượng kịp thời ngăn chặn không để
các quan điểm sai trái phát tán trên mạng internet có điều kiện tác động vào
các tầng lớp nhân dân. Tổ chức đấu tranh trực diện đối với những người cơ hội,
lệch lạc về chính trị ngay từ cơ sở. Chú trọng việc tổ chức để các đoàn thể quần
chúng như đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp…
tham gia đấu tranh trên mạng internet đối với các quan điểm và hành động sai
trái của các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch.
Ba là, cácngành
chức năng siết chặt công tác quản lý hoạt động các trang mạng xã hội
Các cơ quan quản
lý Nhà nước có biện pháp siết chặt quản lý việc đăng tải các thông tin trên mạng
xã hội, blog, trang tin điện tử; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng
mạng xã hội Facebook để truyền bá quan điểm chống Đảng, Nhà nước hoặc tung tin
thất thiệt gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Các đơn vị, địa
phương thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, tạo
điều kiện cho báo chí tiếp cận nguồn tin chính thống, làm cơ sở để giải tỏa dư
luận đối với những vấn đề nóng, phức tạp, không tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch
lợi dụng, nhào nặn thông tin để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.
Bốn là, đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phòng cách Hồ Chí Minh gắn với
việc thực hiện Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng
danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong các đơn vị Quân đội.
Đối với các đơn
vị Quân đội cần đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống
hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”; tạo sự chuyển biến rõ nét về nhân cách
quân nhân theo các chuẩn mực “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới; chú trọng xây dựng
nhân rộng điển hình tiên tiến; gắn việc thực hiện học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phòng cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI).
Xây dựng đời sống
văn hóa, các mối quan hệ ứng xử văn hóa lành mạnh trong đơn vị. Tổ chức tốt các
hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, tinh thần, hoàn thiện các quy chế, duy trì tốt
chế độ, nền nếp và thường xuyên đổi mới các hoạt động văn hóa tiunh thần trong
đơn vị. Quản lý chặt chẽ, đẩy mạnh các hoạt động phòng chống sự thẩm thấu của
các thông tin, văn hóa phẩm độc hại trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa vào đơn vị.
Lật tẩy
những thông tin xấu độc trên mạng xã hội là việc làm thường xuyên và
hơn bao giờ hết nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả mầm
mống của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch. Vì vậy, mỗi chúng ta mỗi khi tham gia mạng xã
hội cần phải tình táo, sáng suốt, lựa chọn trang mạng, nội dung một
một cách hữu ích, tránh tình trạng mơ hồ dẫn đến mất cảnh giác,
mắc mưu của bọn phản động. Kiên quyết đấu tranh, phản bác lại các
trang mạng xấu độc, những luận điệu xuyên tạc, sai trái, gây kích
động trong đời sống nhân dân, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân giữ vũng ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
HTĐ-SP
0 nhận xét:
Đăng nhận xét