Độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng cao đẹp của Đảng Cộng sản
Việt Nam, là sự lựa chọn sáng suốt, phù hợp với đặc điểm của dân tộc Việt Nam
và xu thế phát triển của thời đại. Thanh niên Việt nam là cánh tay đắc lực, tin
cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng xung kích, luôn có khát vọng cống
hiến nhằm hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng cao đẹp ấy.
Từ
khóa: Mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là
một trong những nguyên nhân quyết định mọi thắng lợi vẻ vang của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho sự
nghiệp phát triển đất nước Việt Nam ngày nay.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, cần
phải: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội… để
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đảng Cộng sản
Việt Nam coi đó là một trong những quan điểm cốt lõi chỉ đạo thực hiện khát
vọng của toàn dân tộc, xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng,
đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
Lịch
sử phát triển loài người chứng tỏ, độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ
biến. Với dân tộc Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và
giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ con người Việt Nam.
Ngay
từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1930 trong Chính cương vắn tắt do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã đặt ra mục tiêu của cách mạng Việt Nam: “Làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”([1]).
Vậy, mục tiêu, lý tưởng ấy được xuất phát từ đâu? Quá trình hình thành, phát triển và vận dụng trong thực tiễn Việt Nam như
thế nào?.
Sự
kiện ngày 5/6/1911, Người thanh niên 21 tuổi - Nguyễn Tất Thành rời bến cảng
Nhà Rồng sang Phương Tây, mang theo mình một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu
nước. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia, hàng trăm
thành phố lớn, nhỏ; tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa, vừa lao động
vừa học tập, nghiên cứu lý luận và thực tiễn cách mạng thế giới, để rồi tìm
thấy ánh sáng cách mạng của thời đại, đó là Chủ nghĩa Mác - Lênin và Người
thanh niên ấy đã quyết tâm thực hiện mong muốn đem lại: “Tự do cho đồng bào
tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.
Từ
năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, độc lập dân tộc bị xâm phạm,
trong tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn, lúc đầu có kháng cự, sau đã từng
bước nhân nhượng cầu hòa, cuối cùng là cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng
và lợi ích riêng của hoàng tộc. Nhân dân ta với tinh thần yêu nước nhiệt thành
và chí căm thù giặc sôi sục đã dấy lên phong trào phong trào yêu nước, tổ chức
vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ và lan rộng khắp cả nước, nhưng các cuộc
khởi nghĩa này đều bị thất bại. Cách mạng Việt Nam rơi vào bế tắc về đường lối.
Đứng trước cuộc khủng hoảng con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc xác định: “Tôi
muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm
như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc quyết định
lựa chọn đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười,
theo quỹ đạo của cách mạng vô sản. Người nói: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Thực
tiễn đã chứng minh: Dân tộc Việt Nam không thể giành được độc lập nếu không đi
theo đường lối cách mạng vô sản. Nếu giành được độc lập dân tộc mà không
gắn với chủ nghĩa xã hội thì chẳng những không giữ được độc lập dân tộc mà
còn không thể mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Bởi nếu đưa đất nước theo
con đường tư bản chủ chủ nghĩa là đi ngược lại ước mơ, nguyện vọng, ý chí của
nhân dân; phủ nhận sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam, của
hàng vạn anh hùng, liệt sĩ trong quá khứ; những đau thương, mất mát mà ông cha
ta đã từng gánh chịu bởi giặc ngoại bang xâm lược, để có được độc lập cho tổ
quốc, cớ sao lại chọn con đường đẫm máu, quay lại chế độ áp bức, bất công, tệ
người bóc lột người - chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa. Vì lẽ ấy, khi đặt ra mục
tiêu độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ coi đó là mục tiêu
cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng của Người, giành độc lập dân
tộc để đi tới xã hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã
hội để tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Mặt khác, khi
đất nước ta được độc lập mà không tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân
dân ta sẽ không được hưởng một nền dân chủ thực sự và một xã hội tự do. Chế độ
dân chủ tư sản chỉ phục vụ cho lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản còn số đông
mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tư bản không được hưởng nền dân chủ ấy. Thực
tế là các thiết chế dân chủ theo kiểu phương Tây ra sức quảng bá chủ yếu thuộc
về thiểu số những kẻ giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản
lớn. Trái lại, dân chủ xã hội chủ nghĩa, với tư cách là chế độ nhà nước được
sáng tạo bởi nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, luôn luôn đảm
bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.
Hơn thế nữa, lý tưởng
của chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân được ấm no, tự do, hạnh phúc,
được học hành tiến bộ, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Tuy nhiên, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có con
người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa phải là người cách mạng,
"người cách mạng phải có đạo đức cách mạng". Đây là điều mấu chốt,
mang ý nghĩa quyết định thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Con đường, mục tiêu
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội do Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta
lựa chọn từ đầu thế kỷ XX đã được triển khai và thực hiện trên đất nước Việt Nam yêu dấu. Chúng ta tự hào vì
có Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, Nhân dân ta anh hùng, đã kế thừa và tô thắm
thêm lịch sử truyền thống vẻ vang, bách chiến, bách thắng của ông cha ta để tự
tin, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Là một nước đất không rộng, người không đông, đời sống vật
chất chưa thật giàu sang, sản xuất xã hội chưa thật phát triển, song dưới ánh
sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta đã và đang thực hiện thắng lợi mục
tiêu lý tưởng cao đẹp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, làm nên
những chiến công hiển hách, là một dân tộc đã đánh thắng hai đế quốc đầu sỏ là thực
dân Pháp và Đế quốc Mỹ; đã đưa công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa thành công, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu
tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội của Nhân dân thế giới.
Thực tiễn phong phú, sinh động
của cách mạng Việt Nam trong 93 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và
sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng,
lập nên nhiều kỳ tích trên công cuộc giành độc lập và xây dựng đất nước. Thực
tiễn đó khẳng định một Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng suốt lựa chọn và tổ chức
thực hiện đúng đắn mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đồng
thời có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước
vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Khát vọng cống hiến của thanh
niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, cánh tay đắc lực và đội dự bị của Đảng, đã xác định nội dung xuyên suốt
trong công tác giáo dục của Đoàn là bồi đắp lý tưởng, ước mơ, hoài bão, niềm
tin, khát vọng cống hiến cao đẹp của thanh niên theo mục tiêu, lý tưởng của
Đảng, đóng góp vào sự nghiệp giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
thời kỳ mới; góp phần hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế
thừa trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Nhìn lại lịch sử phát triển của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chúng ta rất đỗi tự hào về những thành
tích trong phong trào hành động cách mạng của thanh niên dưới sự lãnh đạo của
Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đó là những
hình ảnh lớp lớp thanh niên Nam bộ kháng chiến năm 1945 là những con người giàu
lòng vì nước, những bộ đội trẻ tuổi của Điện Biên: “56 ngày đêm khoét núi, ngủ
hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”. Với
quyết tâm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “…dù có phải đốt cháy cả dãy Trường
Sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập”. Muôn triệu trái tim lại có chung
nhịp đập, tuổi trẻ Việt Nam quyết chí lên đường: “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã được truyền thụ sức sống mãnh liệt của một
dân tộc anh hùng, được hấp thụ lý tưởng cách mạng với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú, đầy sáng tạo. Chúng ta không thể nào quên những tấm gương anh hùng
trẻ tuổi Việt Nam quên mình vì Tổ quốc đã đi vào lịch sử như những bản hùng ca
bi tráng là anh hùng Lý Tự Trọng, Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi,
Nguyễn Viết Xuân… Và hẳn chúng ta còn nhớ, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước ác liệt, trong vòng vây lửa đạn, giữa sào huyệt kẻ thù, đã có những
tấm gương đầy nhiệt huyết, khát vọng cống
hiến để giữ trọn niềm tin yêu với Đảng như liệt sỹ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm và
tinh thần lạc quan đến giây phút cuối cùng vẫn quyết tâm chiến đấu và ôm ấp một
tình yêu quê hương đất nước như tấm gương anh Nguyễn Văn Thạc - người chiến sỹ
thông tin đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc khi vừa tròn 20 tuổi (mãi mãi tuổi
20).
Trong giai đoạn cách mạng mới
của đất nước, thanh niên Việt Nam lại có thêm nhiều điều kiện lập thân lập
nghiệp, có cơ hội cống hiến sức trẻ cho đất nước, nhiều bạn trẻ có ý thức công
dân, hăng hái nghiên cứu sáng tạo trong lao động, có ước mơ hoài bão lớn, sống
có trách nhiệm với với gia đình, cộng đồng và xã hội, có niềm tin vào mục tiêu,
lý tưởng của Đảng và nhân dân ta, để góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi năm có đến hàng
trăm đề cử tuyên dương những gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu từ các địa phương
trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như lĩnh vực học tập, nghiên cứu, công
tác, kinh doanh, thể thao, nghệ thuật, lao động, sản xuất kinh doanh...
Tiêu biểu cho sự khát khao cống
hiến của những người trẻ Việt Nam như: Anh Nguyễn Bá Hải - Tiến sĩ, Giảng viên
Trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật TP. Hồ Chí Minh. Một tấm gương “Đam mê sáng tạo để phụng sự cộng đồng”,
chuyên nghiên cứu sáng tạo về “mắt thần” phục vụ người khiếm thị. Trung Hiếu là người trẻ nhất tại giải thưởng Quả Cầu vàng do Trung
ương Đoàn tổ chức năm 2019, Hiếu chia sẻ: "Em rất thích quan điểm từ bộ phim 3
iddios, đó là: Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn. Đối
với người trẻ, đam mê chính là động lực quan trọng nhất, dẫn lối cho họ trên
con đường khám phá và phát triển bản thân. Tấm gương của chị Công Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm là thanh niên tình nguyện của
tỉnh Thừa Thiên Huế, tích cực tham gia hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng
đồng và đã 43 lần hiến máu nhân đạo, góp phần cứu sống nhiều người bệnh. Đó
cũng chính là tinh thần cống hiến, khát vọng sống vì cộng đồng. Thậm chí, trong
xã hội của chúng ta hôm nay còn thấy nhiều thanh niên khuyết tật nhưng vẫn tràn
đầy nhiệt huyết với tinh thần khát khao được cống hiến tuổi trẻ của mình cho
đất nước. Thời gian qua có nhiều tấm gương khuyết tật thành công trong cuộc
sống và cống hiến cho cộng đồng khiến chúng ta cảm phục và học hỏi về nghị lực
sống, động lực tinh thần rất lớn. Anh Nguyễn Sơn Lâm, người khuyết tật - một diễn
giả nổi tiếng, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đào tạo Tỏa
sáng, chuyên đào tạo kỹ năng sống cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng
ở Hà Nội. Với chiều cao chỉ khoảng 0,8 mét, được mệnh danh là “người tí hon” nhưng
vượt lên số phận và đã chinh phục nóc nhà Đông Dương - Phan Xi Păng. Sơn Lâm là
một trong số diễn giả có sức hút rất mạnh đối với sinh viên cả nước, thường mỗi
buổi diễn thuyết thu hút hàng trăm sinh viên tham gia. Qua những câu chuyện Sơn
Lâm đã đánh thức tiềm năng, khát vọng cống hiến của những người trẻ. Đại đa số
sinh viên đã thay đổi thái độ sống theo hướng tích cực và tìm ra được cách thức
giải quyết vấn đề cá nhân. Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng là tấm
gương về nghị lực vượt qua bệnh tật để sống, cống hiến cho đời. Năm 21 tuổi mà
trọng lượng cơ thể chưa đầy 30 kg, nhưng Anh là giám đốc Trung tâm tin học
dành cho người khuyết tật, đã giúp đỡ được hàng trăm người khuyết tật, trẻ mồ côi tại Nghệ An có hướng đi cho cuộc đời mình. Với
những hoạt động hiệu quả, Trung tâm đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có
giải thưởng đặc biệt "Cơ sở đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết
tật tốt nhất" tại cuộc thi Victa Awards 2010 của Bộ Thông tin và Truyền
thông. Nguyễn Công Hùng nhận được nhiều danh hiệu, bằng khen, giấy khen của
nhiều tổ chức, được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng Kỷ niệm chương
"15 năm - Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu"...
Đặc biệt, trong tình hình
diễn biến của dịch Covid -19 vừa qua, có rất nhiều bạn trẻ đã và đang chủ động,
tự nguyện, tích cực tham gia chống dịch ở tuyến đầu. Đó là các y bác sĩ hết
lòng chăm sóc, chữa trị cho người bệnh; bộ đội bảo vệ, chăm sóc, che chở người
dân ở khu cách ly. Đó là hình ảnh các chiến sĩ công an trẻ ở cửa khẩu, dù đối
diện nguy cơ lây nhiễm nhưng vẫn làm việc hết mình để ngăn dịch bệnh. Chúng ta
còn thấy hàng vạn thanh niên tình nguyện đến khu cách ly giúp đỡ nhân dân. Đó
là hình ảnh tri thức trẻ bằng khả năng kiến thức của mình, nghiên cứu các sản
phẩm giúp cho công tác phòng bệnh rất hiệu quả. Còn có những bạn trẻ ngày đêm
kêu gọi ủng hộ các nguồn lực; nghệ sĩ trẻ có tác phẩm cổ vũ chống dịch và còn rất nhiều hình ảnh đẹp khác
nữa. Đó là hình ảnh đẹp thuyết phục để chứng minh cho khát vọng của giới trẻ
lúc này. Trong số đó, phải kể đến tấm gương một học sinh lớp 12T, Trường THPT
Gia Định viết đơn tình nguyện tham gia chống dịch là em Trần Lê Trung Nghĩa -
Bí thư Chi đoàn khu phố 4, phường Phước Long A. Với khao khát được cống hiến,
góp sức trẻ để hỗ trợ cho quê hương, Trung Nghĩa chia sẻ: “Là đoàn viên, thanh
niên thì cần có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, em thấy địa phương đang cần
người để hỗ trợ phòng chống dịch nên em đã viết đơn tình nguyện tham gia”. Còn
rất nhiều và nhiều hơn thế những tấm gương thanh niên khát vọng cống hiến cho
quê hương, đất nước trên mọi miền Tổ quốc.
Những hạn chế và
nguyên nhân
Tuy nhiên, hiện nay một
số ít bạn trẻ còn bị ảnh hưởng bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, có lối
sống thực dụng, vị kỷ, cá nhân chủ nghĩa, vụ lợi. Lối sống bất cần, thái độ vô
cảm trước nỗi đau của người khác, thậm chí lười học tập, lao động, ham chơi. Đứng
trước xu thế phát triển của khoa học công nghệ máy tính, smart phone, một số thanh
niên dễ dàng bị nghiện bởi những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Vì thiếu mục
tiêu, lý tưởng sống đúng đắn, thanh niên dễ dàng bị lôi kéo, mua chuộc sa vào
các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật bởi những kẻ mưu toan chống phá cách mạng
Việt Nam.
Thực trạng những hạn
chế nêu trên có nhiều nguyên nhân: Vai trò của tổ chức đoàn, đâu đó còn chưa có
nh1ững giải pháp phù hợp để thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia vào các hoạt
động của Đoàn; sự thiếu hụt trong công tác giáo dục đào tạo của nhà trường; hay
đã có lúc bỏ bê, chưa thể hiện sự thương yêu, chăm sóc đúng cách ở gia đình của
thanh niên. Nhưng có lẽ nguyên nhân trực tiếp vẫn thuộc về bản thân mỗi đoàn
viên, thanh niên, những người trẻ chưa biết phát huy tinh thần tự học, tự rèn
và đặt ra mục tiêu phấn đấu vì lý tưởng sống cao đẹp theo Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Giải pháp phát huy
vai trò thanh niên để phát triển đất nước
Thế giới nhiều biến đổi lớn,
nhân loại đang tiến vào thời đại cuộc Cách mạng lần thứ Tư và bắt đầu một nền
văn minh mới với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ nhanh như
vũ bão. Thời đại của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu và hội nhập quốc
tế. Việc đổi mới khoa học công nghệ liên tục phát triển và tương tác thúc đẩy
nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa, ngày càng trở nên hiệu
quả và thông minh hơn, kết nối mọi người với nhau không có danh giới quốc gia,
lãnh thổ. Điều đó khiến cho tuổi trẻ Việt Nam khát vọng vươn lên mạnh mẽ với
một tâm thế mới: Đổi mới, sáng tạo và năng động hơn bao giờ hết, đồng thời cũng
có những thách thức đối với tuổi trẻ Việt Nam trước vận hội của đất nước.
Hiện nay, Việt Nam những người trẻ,
ở độ tuổi từ 15 đến 25 được gọi là thế hệ 4.0, có gần 15 triệu người, vậy là
thanh niên chiếm tỷ lệ dân số khá cao. Họ trưởng thành song song với công nghệ
thông tin và mạng xã hội. Thanh niên ở độ tuổi này, họ có ưu thế về lực lượng
lao động trẻ, thông minh, ham học, khéo tay đang được đào tạo về chuyên môn đạt
trình độ cao, Thế hệ trẻ đang tham gia vào lực lượng lao động có sức mạnh vô
biên của công nghệ 4.0, thế hệ này đang trở thành tâm điểm của thời đại.
Tuy nhiên, tuổi trẻ hôm nay rất cần đến năng lực sử dụng
công nghệ cao nhưng bên cạnh đó cũng cần được định hướng về mục tiêu, lý tưởng
sống trong cuộc hành trình tương lai đầy hứa hẹn mà cũng lắm thử thách để không
bị lạc hướng, tụt hậu xa hơn với thế giới. Họ
cần được quan tâm định hướng, giáo dục của Đảng, các tổ chức đoàn thể giúp họ
tự cân bằng giữa trí tuệ công nghệ và thông minh cảm xúc để họ xác định đúng
đắn con đường, khát vọng, lý tưởng và lẽ sống.
Ngoài trọng trách của nhà
trường, các thầy cô giáo và gia đình của thanh niên, thì tổ chức Đoàn, phải là
người gieo hạt giống lý tưởng trong tâm hồn lớp trẻ, để những người trẻ Việt
Nam luôn hướng về ánh sáng thái dương - mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Chính những cán bộ Đoàn giúp cho tuổi trẻ luôn có khát vọng sống, cảm
hứng sống, hừng hực lửa nhiệt huyết bước vào cuộc hành trình vinh quang của cả
dân tộc ra biển lớn.
Do đó, Đoàn thanh niên cần có những công trình nghiên cứu
tìm hiểu giới trẻ ngày nay một cách khách quan và khoa học, để phát huy vai trò
“người bạn đồng hành”, “điểm tựa tinh thần” với thế hệ trẻ hôm nay. Tổ chức
Đoàn cũng cần làm cho thanh niên hiểu về thời cơ, thách thức mà người trẻ sẽ
gặp phải trong thực hiện mục tiêu, lý tưởng sống cao đẹp, để thanh niên hôm nay
không bị động hay nhiễu loạn thông tin với quá khứ đáng tự hào của dân tộc,
hiện tại đầy cơ hội nhưng cũng lắm chông gai.
Khi thông tin trên mạng
xã hội phát triển thì việc quản lý, giáo dục đoàn viên thanh niên trở nên phức
tạp hơn nhiều. Vì vậy, tổ chức Đoàn phải có phương thức để tiếp cận mới, để hỗ
trợ, hướng thanh niên vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích phục vụ cộng đồng đất
nước. Không gian mạng của tổ chức Đoàn cần có nhiều hoạt động khơi dậy tinh
thần yêu nước, các trò chơi, cuộc thi trực tuyến cũng là cách Đoàn tiếp cận giúp
thanh niên thông qua mạng internet. Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã
triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và chương trình “Đồng hành với
thanh niên lập thân, lập nghiệp”, đây là nội dung xuyên suốt, như một lời
hiệu triệu mạnh mẽ tới mọi tầng lớp thanh niên hành động vì mục tiêu “Tổ quốc
giàu mạnh và văn minh”. Với các chương trình hỗ trợ thiết thực, phong trào được
xem là sợi chỉ đỏ kết nối, hun đúc bản lĩnh của thanh niên, góp phần xây dựng
một thế hệ trẻ thời đại mới với 6 giá trị cốt lõi: Tiên phong - Gương mẫu -
Đoàn kết - Trách nhiệm - Sáng tạo - Hội nhập.
Vậy, trách nhiệm bản thân mỗi đoàn
viên, thanh niên hiện nay phải làm gì?
Từ những tấm gương điển hình đồng trang lứa có
những khát vọng và hành động cống hiến nêu trên, các bạn trẻ sẽ tự soi lại
mình, trau dồi thêm những phẩm chất cần thiết của lớp trẻ yêu nước, yêu nghề
hôm nay, và càng thêm yêu, thêm quý, thêm vững tin, thêm tự hào về mục tiêu, con
đường mình đã chọn.
Trước nhất là sống trách nhiệm
với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; không ngừng nỗ lực phấn đấu trở
thành những hình mẫu tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam. Sống Nghị lực với hoài
bão lớn, khát vọng vươn lên, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức; quyết tâm khắc phục
khó khăn, dũng cảm đối mặt và biết cách vượt qua thách thức; chủ động tạo ra cơ
hội và nắm lấy cơ hội được trao. Sẵn sàng cống hiến hết sức mình cho quê hương,
đất nước; đem tài năng, sức sáng tạo phụng sự nhân dân, làm giàu đất nước.
Đất nước đang đứng trước những
thời cơ và vận hội mới. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh, tiến
lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của cả dân tộc, là khát vọng của
tuổi trẻ chúng ta: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì
cho Tổ quốc hôm nay”, thanh niên Việt Nam cùng đoàn kết, hành động để góp phần
xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Tuổi trẻ vinh dự được sống,
chiến đấu, lao động và học tập cống hiến trọn vẹn tài năng, trí tuệ của mình cho
Tổ quốc, chúng ta có thể tin tưởng và kỳ vọng thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay sẽ
tạo nên những kỳ tích ngoạn mục, tiếp bước theo mục tiêu lý tưởng của Đảng.
Trên con đường tiến về phía trước, mỗi chúng ta đừng để hoài phí tuổi xuân. Dưới
lá cờ vinh quang của Đảng cả thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau cùng siết
chặt tay nhau thực hiện những khát vọng cống hiến ngày càng nhiều hơn nữa cho
Tổ quốc, cho dân tộc mình để mãi xứng đáng là lớp người thanh niên cộng sản./.
Tài liệu tham khảo
- Ban Tuyên giáo Trung ương
Đảng (tuyển chọn), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận quốc tế và trong nước
về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội,
năm 2021.
- Báo nhân dân (tuyển chọn), “Tầm
nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc”, Nxb Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội, năm 2020.
- Đảng Cộng sản Việt
Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tập 1, tập 2,
Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội, năm 2021.
-
GS, TS Vũ Văn Hiền, “Một số luận cứ phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch, choings phá Đại hội XIII của Đảng”. Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội, năm
2020.
- Hồ Chí Minh, Toàn
tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét