Chủ
nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công
nhân. Đây là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và
sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa lịch sử tư tưởng của nhân loại, trên
cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản,
giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và
phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
Ngày
17.6.1968, tại buổi làm việc với đội ngũ cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc
xuất bản cuốn sách “Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền, nêu gương những
nhân tố tích cực, những cách ứng xử đúng đắn, đối đãi với nhau chân tình. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã dặn: Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có
tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì
sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được.
Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với
cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương nói riêng, với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta nói chung đến nay vẫn còn nguyên giá trị hiện thực cả về lý luận và thực tiễn.
Lời căn dặn của Người đã khẳng định giá trị, bản chất cách mạng, khoa học, tính
nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thấm nhuần lời dạy đó, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng mối quan
hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Đảng thực sự là người đầy tớ tin cậy,
trung thành của nhân dân, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động Việt Nam, đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân trong mọi
giai đoạn, thời kỳ.
Trên cơ sở bản chất khoa học, cách mạng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (năm 2011) của Đảng chỉ rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động của mình. Điều này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quá trình
phát triển của cách mạng Việt Nam cũng như tiến trình lịch sử xã hội. Nhờ có chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng soi đường, hơn 90 năm qua Đảng,
Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí, trên dưới một
lòng, phát huy cao độ sức mạnh khối “đại đoàn kết toàn dân tộc” vượt qua mọi
khó khăn, thách thức phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đưa Việt Nam từ xuất
phát điểm một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nền bởi chiến tranh
thành một nước đang phát triển với thu nhập trung bình, đời sống nhân dân ngày
một nâng lên, sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới (năm 2019
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.442 USD/người/năm; năm 2020 đạt
3.521 USD/người/năm; kinh tế Việt Nam tăng trưởng từng bước vững chắc, ngày
càng được cải thiện, quy mô ngày càng mở rộng, các cân đôi lớn của nền kinh tế
được đảm bảo; giá cả hàng hóa tương đối ổn định, lạm phát hàng năm được kiểm
soát hiệu quả...).
Đồng
thời, trong giai đoạn hiện nay, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc trong công tác giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng
viên; là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động để toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận, đi đôi với việc vận dụng
linh hoạt, sáng tạo và giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra.
Đối
với Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, mỗi cán
bộ, chiến sĩ phải ra sức học tập lý luận chính trị, quân sự, chuyên môn nghiệp
vụ; tích cực huấn luyện, rèn luyện, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng vào thực hiện chức trách, nhiệm
vụ; tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, luôn thương yêu, quý trọng đồng chí,
đồng đội, đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trên tình thương yêu giai cấp ở mọi
lúc, mọi nơi; giải quyết tốt, hài hòa mối quan hệ với nhân dân trên địa bàn
đóng quân và địa phương nơi cư trú trên cơ sở thực hiện tốt 10 lời thề, 12 điều
kỷ luật khi quan hệ với nhân dân; phát huy cao độ phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, phẩm
chất người quân nhân cách mạng./.
P.V.T-Q10
0 nhận xét:
Đăng nhận xét