Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam”[1]. Vậy phát triển kinh tế thị trường, thực hiện tam quyển phân lập và xã hội dân sự có phải là mô hình tổ chức và vận hành của xã hội có tính khuôn mẫu, bất biến mà mọi đất nước phải nói theo để phát triển không?. Đây là vấn đề có tính thời sự mà các thế lực thù địch thường xuyên xoáy sâu để chống phá ta.
Thực
tế lịch sử cho thấy không phải như vậy. Lịch sử cho thấy, tổ chức và cơ chế vận
hành của xã hội luôn phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, nhất là
trình độ phát triển của sản xuất, vào đặc điểm của thời đại ở từng giai đoạn cụ
thể. Các xã hội trước chủ nghĩa tư bản chưa có kinh tế thị trường, chưa có tam
quyền phân lập giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp; chưa có xã hội dân sự và
vai trò của xã hội dân sự. Kinh tế thị trường, tam quyền phân lập, xã hội dân sự
là những yếu tố gắn liền với chủ nghĩa tư bản, được xem 1 là những yếu tố đặc
trưng của chủ nghĩa tư bản. Nhưng khi khuyên nước ta phải thực hiện những điều
này, họ không biết rằng ngay trong chủ nghĩa tư bản, những yếu tố này càng
không phải là bất biến mà có sự thay đổi, phát triển, sự tồn tại của chúng
trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản và trong chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày
nay có rất nhiều điểm khác nhau, nhiều yếu tố đặc trưng của chủ nghĩa tư bản đã
bị vượt qua.
Kinh
tế thị trường trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản là kinh tế thị trường tự
do cạnh tranh. Trong nền kinh tế đó, sự tác động tự phát của các quy luật của
kinh tế thị trường đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng chu kỳ, sự phân cực xã hội
sâu sắc, tạo nên những bất ổn, xung đột xã hội, do đó, đòi hỏi phải có vai trò
điều tiết của Nhà nước, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường. Các nền
kinh tế thị trường hiện đại ở các nước tư bản phát triển ngày nay đều là các nền
kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Hơn nữa, tùy theo mức
độ, nội dung và mục tiêu can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế có sự khác nhau
ở các nước khác nhau, tạo nên nhiều mô hình kinh tế thị trường hiện đại khác
nhau (kinh tế thị trường tự do ở Mỹ, kinh tế thị trường xã hội ở Đức, kinh tế
thị trường phúc lợi xã hội ở các nước Bắc Âu, kinh tế thị trường nhà nước phát
triển ở Nhật Bản và Hàn Quốc); nhưng xu hướng chung là đều có sự can thiệp, điều
tiết của Nhà nước để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định môi trường cho sự
phát triển kinh tế, nâng cao trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường; đồng thời
Nhà nước cung cấp các dịch vụ công thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi
xã hội các tầng lớp nhân dân, quan tâm tới giải quyết các vấn xã hội. Với sự điều
tiết của Nhà nước, chủ nghĩa tư bản đã phát triển trở thành chủ nghĩa tư bản
nhà nước, một hệ phát triển mới của chủ nghĩa tư bản. Cùng với sự can thiên điều
tiết của Nhà nước, trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, tổ chức công
ty, một chủ thể chính trong nền kinh tế thị trường cũng thay đổi; các công ty cổ
phần ngày càng phát triển, trở thành loại hình công ty chủ yếu có vai trò ngày
càng lớn, hầu như tất cả các công ty, tập đoàn kinh tế siêu quốc gia, xuyên quốc
gia đều là công ty cổ phần, có sự tham gia của nhiều chủ sở hữu, thuộc nhiều
thành phần xã hội, kể cả người lao động. Ngay từ thế kỷ XIX, khi các công ty cổ
phần, hình thức sở hữu cổ phần mới xuất hiện, C. Mác đã cho rằng đây là sở hữu
tư nhân được xã hội hóa, là sự phủ định đối với sở hữu tư nhân có thể và điều
này diễn ra ngay trong lòng chế độ tư bản.
Tam
quyền phân lập là nguyên tắc tổ chức của nhà nước tư bản để không tập trung quá
nhiều quyền lực nhà nước vào một cơ quan nhất định bằng sự phân chia quyền lực
và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong xã
hội phong kiến trước chủ nghĩa tư bản, mọi quyền lực nhà nước tập trung vào cá
nhân nhà vua dẫn đến chuyên quyền, chuyên chế.
Đồng
thời và quan trọng hơn là ngày nay, trong nền chính trị hiện đại ở các nước tư
bản phát triển, đều phải thừa nhận rằng quyền lực nhà nước là thuộc về nhân
dân. Nhân dân bằng lá phiếu của mình bầu nên Quốc hội, Tổng thống, phê chuẩn
các thành viên Chính phủ. Quyền lực của bộ máy nhà nước là quyền lực do nhân
dân ủy quyền, thay mặt nhân dân để quản lý đất nước, quản lý xã hội. Bởi vậy, mặc
dù có sự phân chia quyền lực, sự độc lập, đối lập giữa các nhánh quyền lực lập
pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng tất cả đều phải tính đến phản ứng của nhân
dân, của xã hội, phải sử dụng quyền lực trong phạm vi quy định của pháp luật.
Các đảng chính trị ra đời, đề ra các chủ trương, chính sách quản lý, phát triển
đất nước; tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ chủ trương, chính sách của
mình, bỏ phiếu cho các ứng cử viên của đảng trong các cuộc bầu cử Quốc hội, bầu
cử Tổng thống. Đảng giành được nhiều phiếu nhất trong Quốc hội được quyền thành
lập Chính phủ.
Trong
quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhất là trong chủ nghĩa tư bản hiện
đại, vai trò của nhân dân ngày càng được khẳng định, được thể hiện bằng nhiều
hình thức phong phú. Nhân dân không chỉ bằng lá phiếu của mình để tổ chức nên bộ
máy nhà nước, ủy quyền cho nhà hước thay mặt mình quản lý đất nước, quản lý xã
hội, mà còn tự tập hợp thành các tổ chức đa dạng, như: Theo tuổi tác, giới
tính, theo nghề nghiệp, theo sở thích... để hỗ trợ lẫn nhau, để tăng thêm sức mạnh,
hiệu quả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình, để mở rộng giao tiếp, đáp
ứng những nhu cầu xã hội, tinh thần phong phú của mình... Các tổ chức xã hội
này được xem là xã hội dân sự. Điều này là cần thiết do tình trạng quan liêu, lạm
quyền, tha hóa trong đội ngũ công chức nhà nước. Đặc biệt, trong các nhà nước
tư bản, bộ máy nhà nước bị thao túng bởi các đoàn tư bản, trở thành công cụ bảo
vệ lợi ích cho họ không vi phạm đến lợi ích của người lao động. Do đó, các tổ
chức và hội dân sự có xu hướng đối lập với Nhà nước.
Nhưng,
cho rằng, để phát triển, nước ta phải có các tổ chức xã hội dân sự đối lập với
Nhà nước thì những người này đã sai lẩm, bởi mặc dù trong Nhà nước ta vẫn còn
những cán bộ quan liêu, lạm quyền, thoái hóa, nhưng bản chất của Nhà nước ta là
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; sứ mệnh, chức năng của Nhà nước
là phục vụ nhân dân, cán bộ, công chức nhà nước là công bộc của dân; nhân dân
và các tổ chức do nhân dân thành lập không chỉ tự chủ trong hoạt động, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân mà còn có quyền phản biện các chủ trương,
chính sách của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công
chức nhà nước. Những nội dung này đều được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật
của đất nước. Chính điều này đã tạo nên sự đồng thuận xã hội, tạo nên sức mạnh
của khối đoàn kết toàn Đảng, toàn dân làm nên những thành tựu to lớn trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta những năm qua. Thật phi lý
khi cổ vũ cho việc tạo ra sự đối lập giữa các tổ chức xã hội do nhân dân lập ra
với Nhà nước cũng do nhân dân lập ra để thay mặt nhân dân quản lý đất nước, quản
lý xã hội, để phục vụ nhân dân, kinh tế thị trường tự do cạnh tranh không có sự
quản lý Nhà nước trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, đã bị lịch sử vượt qua. Cần phải có sự kiểm soát
đối với quyền nhà nước, sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp, cần phải có sự giám sát của các tổ chức xã hội của nhân dân với
các cơ quan nhà nước; nhưng vấn đề là kiểm soát như thế nào, không thể là kiểm
soát lẫn nhau như giữa các lực lượng đối lập, tạo nên sự chia rẽ, cản trở sự
phát triển của đất nước.
Cổ vũ cho phát triển kinh tế thị trường, tam
quyền phân lập và xã hội dân sư theo hình mẫu của chủ nghĩa tư bản là kéo lùi lịch
sử, với động cơ đưa nước ta phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa là không
chấp nhận được. Như vậy, đối với nước ta, cần phải phát triển kinh tế thị trường
nhưng đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ không thể là
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhất là không thể là tam quyền phân lập./.
Hải
Xồm-H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét