Gần đây, trên các trang mạng xã hội đang làn truyền thông tin về một bác sĩ tại một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh "vì nghĩa diệt thân" đã rút ống thở của mẹ mình nhường lại cho một sản phụ mắc Covid -19 chuyển dạ.
Theo
câu chuyện được kể, tại một bệnh viện điều trị các ca Covid-19 nặng, nhân vật
"bác sĩ Khoa" khi thấy mẹ mình khó qua khỏi đã quyết định rút ống thở
để chuyển sang cứu một sản phụ cần ống thở cũng đang được cấp cứu gần đó. Câu
chuyện đã tạo ra tranh cãi lớn về tính chính xác của thông tin, về y đức và về
đạo lý con người.
Câu
chuyện nhận được lượng lớn quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân. Nhưng thực
hư câu chuyện này ra sao, chúng ta cần nhìn nhận thế nào về đạo đức trong y
khoa.
Nhiều
người thán phục hành động này và không ngừng ca ngợi, nêu bật những hy sinh của
lực lượng y tế nơi tuyến đầu chống dịch.
Cũng
như lúc câu chuyện "rút ống thở" được lan truyền, ca ngợi sau một
đêm, những bài viết chỉ ra các điểm "hư cấu" trong câu chuyện gốc đã
được chia sẻ chóng mặt.
Từ
góc độ chuyên môn, bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn, một người tham gia tuyến đầu chống
dịch, viết trên Facebook cá nhân rằng ông "rất trân trọng câu chuyện bác
sĩ Khoa" nhưng "không thể có chuyện sản phụ song thai lại nằm chung
phòng hồi sức với người mẹ bác sĩ được".
"Dù
bất kỳ gì khi cấp cứu song thai, sản phụ phải nằm phòng mổ và ở cả đất nước Việt
Nam này có phòng mổ nào thiếu ôxy đâu mà phải để sản phụ giành lấy ôxy của mẹ
bác sĩ," ông viết tiếp. Ông còn cho rằng không thể có chuyện bác sĩ sản
khoa lại đi theo dõi điều trị bệnh nhân (là mẹ của bác sĩ) đang thở máy.
"Như vầy thì bệnh nhân không chết mới lạ," ông viết.
Cuối
cùng, ông kêu gọi những người nổi tiếng trên mạng "hãy bớt chia sẻ để lấy
nước mắt của đồng loại khi mà hằng ngày cũng biết bao nước mắt đang chảy ở mỗi
gia đình". Theo bác sĩ Tuấn, các nhân viên y tế không cần vinh danh bằng
những câu chuyện hư cấu.
Câu
chuyện "bác sĩ Khoa" tiếp tục bị vạch trần bởi nhiều người khác.
Thông qua người đại diện, bác sĩ Cao Hữu Thịnh - người từng công tác tại Bệnh
viện Từ Dũ (TP HCM) - chia sẻ với báo Tuổi Trẻ rằng hình ảnh hai em bé song
sinh là của ông nhưng lại được gán ghép vào câu chuyện của "bác sĩ
Khoa".
Theo trợ lý bác sĩ Thịnh, hình ảnh
trẻ sơ sinh nêu trên được các đồng nghiệp chụp sau ca mổ do bác sĩ Thịnh thực
hiện tại Bệnh viện An Sinh thời gian gần đây. "Đây là hành vi lừa đảo, việc
sử dụng hình ảnh không xin phép vào một mục đích như trên là phạm pháp. Trong
lúc dịch bệnh khó khăn, lực lượng y bác sĩ và ngành y tế đang rất vất vả chống
dịch, không thể chấp nhận được hành vi lừa đảo nêu trên. Đề nghị các cơ quan chức
năng xác minh xử lý nghiêm vụ việc này," đại diện bác sĩ Thịnh nói.
Từ
những phân tích ở trên, câu chuyện anh bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ nhường
cho một sản phụ đang xôn xao trên mạng xã hội chỉ là sản phẩm của một chiêu trò
chống phá có chủ đích của các thế lực thù địch. Lấy kịch bản một số nước phương
Tây trước đây phải rút ống thở người già nhường cho người trẻ (do tình trạng
quá tải bệnh viện) để vẽ nên chuyện anh Khoa ở Việt Nam, gây hoang mang dư luận.
Điều này, Bệnh viện Chợ Rẫy đã xác nhận, bệnh viện chẳng có bác sĩ nào tên Khoa
cả, cũng chẳng có những việc làm vô đạo đức như cái gọi là "bác sĩ
Khoa" mà các trang mạng đang đưa tin./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét