Sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001, Mỹ với tư cách là nước đi đầu tiêu diệt khủng bố và đã tự cho mình có trách nhiệm bảo an, khai sáng vùng đất Trung Nam Á nghèo nàn, lạc hậu, nhiều điều chia rẽ, xung đột này. Sau gần 20 năm, Mỹ đã đổ ra hàng nghìn tỉ đô la, và tin rằng điều này sẽ giúp chính phủ Afghanistan có thể "tự đứng vững trên đôi chân của mình", đủ sức chống lại lực lượng Taliban. Thế nhưng, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định rút những binh lính Mỹ còn lại về nước, 300.000 binh lính Afghanistan được trang bị đầy đủ đã nhanh chóng gục ngã trước gần 80.000 tay súng Taliban. Dự báo một thời kỳ đen tối nữa tiếp tục phủ xuống đất nước vốn đã đầy rẫy đau thương này.
Chúng ta rút ra
được những bài học gì từ sự thất bại nhanh chóng của quân đội chính phủ nước
này về công tác tổ chức lực lượng và xây dựng nhân tố chính trị tinh thần để sẵn
sàng cho mọi tình huống trong bối cảnh thế giới vẫn còn nhiều điều bạo ngược, bất
công?
Một là, mặc dù quân
đội của chính quyền Afghanistan đã nhận được nguồn tiền lớn từ Mỹ và phương tây
để trả lương, huấn luyện, mua sắm vũ khí... Tuy nhiên, chính quyền Kabul tỏ ra
khá thụ động và yếu ớt trong điều hành đất nước và quản lý quân đội. Một điều
đáng ngạc nhiên sau những vụ đụng độ vừa qua là chính phủ nước này cũng không
biết chính xác họ thực sự có bao nhiêu binh sĩ, bởi có cả số binh sĩ "ảo"
do nạn quan liêu, tham nhũng, muốn làm đẹp hồ sơ. Cho thấy sự lỏng lẻo trong
công tác tổ chức lực lượng.
Hai là, những
bài huấn luyện trở thành sáo rỗng, giáo điều, thiếu cơ sở thực tiễn do quân đội
được huấn luyện theo chiến thuật của Mỹ, gần như không có một mối liên hệ với
các bộ tộc, đặc điểm địa lý vùng, dân cư nơi tác chiến.
Ba là, tinh thần
chiến đấu rệu rã, binh sĩ không tin tưởng chỉ huy và lộ rõ thất vọng, tức giận
trước giới lãnh đạo khi đã làm ngơ trước những yêu cầu cơ bản của họ. Sau khi Mỹ
rút quân càng làm trầm trọng thêm vấn đề tâm lý, bởi họ vốn quen được dẫn dắt,
bao bọc bởi các lực lượng quân đội Mỹ.
Bốn là, tại nhiều
cứ điểm, binh sĩ chính phủ thiếu thốn từ lương thực, nước uống cho tới vũ khí,
đạn dược. Binh sĩ bắt đầu đặt ra câu hỏi liệu có đáng để chiến đấu, hy sinh vì
chính quyền của Tổng thống Ashraf Ghani hay không? Đồng thời lộ rõ tâm lý thất
vọng và cảm giác bị bỏ rơi.
Năm là, quân đội
Afghanistan thiếu đi tính kỷ luật - yếu tố quan trọng của sức mạnh chiến đấu.
Thêm vào đó là sự đào thoát của tổng thống Ashraf Ghani - Vị tổng tư lệnh quân
đội, làm cho quân đội như rắn mất đầu. Đó là lý do khiến nhiều người trong số
này nhanh chóng bỏ vị trí chiến đấu, tháo chạy.
Những bài học
trên giải thích tại sao Taliban đã nhanh chóng chiếm được 15 thành phố, tỉnh lỵ
chỉ sau trong vòng một tuần sau khi Mỹ rút quân.
Thế mới thấy rằng,
muốn xây dựng nền quốc phòng vững mạnh phải xuất phát từ tinh thần độc lập tự
chủ, tự lực tự cường trên nền tảng vững chắc truyền thống chống giặc ngoại xâm;
tinh thần đoàn kết dân tộc. Nhiệm vụ Quốc phòng An ninh là trọng yếu, thường
xuyên. Tăng cường củng cố các tổ chức, lực lượng, xây dựng yếu tố chính trị
tinh thần, đoàn kết cán binh là nhiệm vụ rất quan trọng để xây dựng quân đội
cách mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đủ sức chiến đấu, chiến thắng
mọi kẻ thù trong bất kỳ hoàn cảnh nào./.
NTC-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét