Hiện nay tình
hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường.
Các thế lực phản động vẫn tiếp tục lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống Đảng và
Nhà nước Việt Nam, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định
chính trị - xã hội. Thời gian qua, lợi dụng tính nhạy cảm của vấn đề tôn
giáo, một số phần tử cực đoan trong tôn giáo cấu kết với các tổ chức, cá
nhân thiếu thiện chí với Đảng và Nhà nước Việt Nam tổ chức các cuộc “hội
luận”, “họp báo”, soạn thảo và tán phát các tài liệu có nội dung xuyên
tạc, bịa đặt để tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhất là trên các
lĩnh vực dân chủ và nhân quyền. Họ đẩy mạnh xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt
Nam “đàn áp tôn giáo”, Việt Nam “không có tự do tôn giáo”. Họ cho rằng Pháp lệnh
Tín ngưỡng, tôn giáo (trước đây) và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay là sự
“đàn áp tôn giáo” bằng pháp luật của Nhà nước Việt Nam, không tạo điều kiện cho
các tôn giáo phát triển; từ đó, khoét sâu mâu thuẫn giữa các tôn giáo với chính
quyền các cấp. Đồng thời, móc nối, câu kết với một số tổ chức, cá nhân ở
trong nước và nước ngoài thành lập hoặc tích cực tham gia các hội, nhóm
trái pháp luật, mang danh nghĩa tôn giáo để tập hợp, phát triển lực lượng
chống đối. Một số chức sắc cực đoan lợi dụng các vấn đề dịch bệnh Covid-19
tuyên truyền sai lệch, không đúng về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước về phòng, chống đại dịch covid-19 trong thời gian qua. Đáng chú ý, với
lý do “bảo vệ tự do tôn giáo”, một số thế lực nước ngoài đã ban hành báo cáo,
phúc trình, thậm chí là đạo luật, nghị quyết “lên án” tình hình bảo đảm quyền
con người của Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực tôn giáo, từ đó gây sức ép về ngoại
giao, đồng thời gắn các vấn đề dân chủ và nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo với
các vấn đề về viện trợ kinh tế, đầu tư phát triển, nhằm can thiệp vào công việc
nội bộ của Việt Nam.
Vẫn âm mưu, thủ
đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam,
các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo để can thiệp vào công việc nội bộ nước ta hòng phá vỡ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, cản trở quá trình phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước. Do đó, nhận diện và chủ động đấu tranh với hoạt động này
có ý nghĩa rất quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới.
Trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, dễ thu hút sự chú ý của
dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt
động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã
hội. Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo. Với chủ trương “tôn trọng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo” của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, tình hình
tôn giáo ổn định, đời sống tôn giáo có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn
phạm vi hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm. Các
tổ chức tôn giáo được công nhận xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù
hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Cơ quan chức năng
làm tốt công tác hướng dẫn, quản lý, từng bước đưa hoạt động tôn giáo đi vào nền
nếp, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Luận điểm “tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân” của C. Mác. Đa số chúng ta hiện nay chưa hiểu
cặn kẽ về câu nói này của C. Mác. Từ cách hiểu chưa đúng của mỗi người dẫn đến còn
có những cấn cá, thậm chí hoài nghi cách xử lý của Đảng, chính quyền các cấp
trong xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến tôn giáo trong xã hội. Nhiều người
nhận thức không đúng tư tưởng của C. Mác về tôn giáo và công tác tôn giáo. Có
người còn xuyên tạc: “Ý của C. Mác cho rằng niềm tin tôn giáo làm cho nhân dân
mê muội. Thật sự đây là góc nhìn đầy ác cảm”…Từ dẫn luận này họ khẳng định “Có
một điều ai cũng nhìn thấy, đó là những ai đặt niềm tin tuyệt đối vào Chủ nghĩa
Mác-Lênin đều là những con người mê muội, độc ác và vong ân bội nghĩa”…
Vậy hiểu như thế
nào về câu nói của C. Mác cho đúng là vấn đề rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Hiểu
cho đúng giúp mỗi chúng ta bình tĩnh, tin tưởng tuyệt đối vào chính sách tôn
giáo và giải quết những vấn đề cụ thể liên quan đến tôn giáo của Đảng; vừa có
cơ sở để vạch trần những luận điệu xuyên tác của các thế lực phản động.
Trong Tác phẩm:
Lời đầu của góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel, Mác viết: “Sự
đau khổ của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự đau khổ hiện thực và mặt khác
là sự phản kháng chống lại sự khổ đau hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần
của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.”
Theo C. Mác,
tôn giáo là chỗ dựa cho quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột trong một thế giới
không có trái tim, không có tình yêu thương. Là tinh thần con người trong một
xã hội đặt đồng tiền lên trên mọi giá trị đạo đức, pháp luật. Tôn giáo phản ánh
sự đau khổ của hiện thực. Khi nhân dân lao động đau khổ, bị áp bức đến cùng cực,
họ không thể phản kháng, họ bất lực không tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau
thì tôn giáo chính là chỗ họ tìm đến để hy vọng một đấng siêu nhân nào đó ban
phát cho họ cuộc sống tốt đẹp. Những hy vọng ấy là sự phản kháng yếu ớt chống lại
đau khổ hiện thực.
C. Mác chỉ ra mặt tích cực của tôn giáo cũng đồng thời nêu rõ mặt hạn chế của
nó. Tôn giáo chỉ tạm thời ru ngủ được bộ phận nhân dân, giúp họ tạm quên đi nỗi
đau của sự bần cùng. nhưng khi quay trở lại với hiện thực, để giải quyết triệt
để được sự đói khổ, áp bức, bất công thì chính quần chúng nhân dân mới là người
có sức mạnh để giải quyết triệt để chứ không phải tôn giáo.
Trong xã hội hiện thực, còn áp bức, bóc lột, bất công thì tôn giáo đương nhiên
còn tồn tại, không thể loại bỏ nó, Chỉ khi nào xã hội không còn phân chia giai
cấp, không còn áp bức, bóc lột, bất công, tôn giáo sẽ tự nó mất đi.
Hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo mê tín, trục lợi, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã
hội. Thời gian gần đây, tại một số cơ sở tôn giáo xuất hiện hiện tượng
thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể là lợi dụng
lòng tin của người dân để trục lợi, phát triển các hoạt động tâm
linh mang màu sắc mê tín, như hoạt động dâng sao giải hạn, bói toán,
xem quẻ, cúng oan gia trái chủ, chữa bệnh bằng tâm linh... Các tổ chức, cá
nhân thiếu thiện chí đã triệt để lợi dụng các vấn đề đó để công kích, bịa đặt,
xuyên tạc, gây mất đoàn kết trong nội bộ một số tôn giáo, kích động tín đồ tạo
phe phái để chống đối lẫn nhau, ly khai, thành lập tổ chức khác. Đây đều là các
yếu tố tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự đoàn kết nội bộ các tôn giáo cũng như khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Hoạt động lợi dụng
tôn giáo và vấn đề tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn
định chính trị - xã hội là hoạt động hết sức nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
tới khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, giữa tôn
giáo với chính quyền, giữa quần chúng giáo dân và những người không theo tôn
giáo, tạo ra những yếu tố phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ thành xung đột xã hội.
Trên thực tế, đã xảy ra một số vụ mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ nhân dân có
liên quan tới tôn giáo do tác động bởi hoạt động nói trên. Sự ổn định chính trị
- xã hội ở một số nơi, một số lúc đã bị ảnh hưởng. Do đó, chủ động phòng ngừa,
đấu tranh có hiệu quả với hoạt động này có vai trò quan trọng trong toàn bộ
công tác tôn giáo cũng như bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam./.
NTP-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét