Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong
thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”. Nhân dân là lực
lượng vô tận của cách mạng và là nhân tố tạo nên thắng lợi của cách mạng. Người
cũng đã khẳng định: “Có dân là có tất cả”, tin ở dân, dựa vào dân, tập hợp và
phát huy sức mạnh của toàn dân là nguyên tắc cơ bản trong chiến lược cách mạng
của Người. Nguyên tắc quan trọng này bắt nguồn từ các giá trị trong truyền thống
dân tộc: “Chở thuyền là dân, làm lật thuyền cũng là dân”, “Dễ mười lần không
dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Nhân dân trong tư tưởng, tình
cảm của Hồ Chí Minh vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa là mỗi con người
Việt Nam cụ thể, cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc. Chính vì thế,
Hồ Chí Minh đã nói: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn ai hết, không
ai chiến thắng được lực lượng đó”. Do đó, “trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ
vang bằng phục vụ cho lợi ích của Nhân dân”.
Thấm
nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta hết sức
quan tâm đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất quán quan điểm cách
mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thắt chặt mối quan hệ
mật thiết với nhân dân. Điều này được Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định:
“Phát huy vai trò, sự tham gia của nhân dân trong xây dựng, ban hành, tổ chức
thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, giữa
các vùng, địa phương; quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội. Tiếp tục
hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân
giám sát, dân thụ hưởng”. Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhân dân tham gia
giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị;
phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Lấy kết quả công việc, sự
hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng
tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên”[1].
Để
thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng
Đảng cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Một
là, Nâng cao nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị và nhân
dân về thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng.
Mục đích làm cho các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị và toàn dân, dư luận trong
và ngoài nước, trước hết là cán bộ, đảng viên, nhận thức sâu sắc nội dung ý
nghĩa, tầm quan trọng, thực trạng trong thực hiện mối quan hệ giữa Đảng với
nhân dân trong công tác xây dựng Đảng; trong nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân; để từ đó xác định
quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Đảng ta “thật sự trong sạch, vững mạnh,
toàn diện”[2] xứng đáng là lực lượng tiên phong lãnh đạo đất nước tiến hành sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá “vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”[3]. Trên cơ sở đó, nâng cao tính tích cực,
trách nhiệm chính trị của của mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân tham gia xây
dựng đảng, chính quyền.
Hai
là, thường xuyên cung cấp các thông tin chính thống từ phía các cơ quan Đảng
để nhân dân năm bắt thông tin kịp thời, chính xác và trách nhiệm tiếp thu,
trách nhiệm giải trình của cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ trước nhân dân.
Cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, giải quyết yêu cầu,
nguyện vọng chính đáng của nhân dân; tăng cường quy định về dân chủ trong Đảng
và chế độ trách nhiệm đối với nhân dân; đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế
độ xã hội chủ nghĩa”.
Ba
là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo nâng cao đời sống, bảo vệ
lợi ích chính đáng của nhân dân; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của
nhân dân; khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp, kiến nghị của nhân dân, đổi mới hình
thức tiếp xúc, đối thoại của lãnh đạo các cấp với nhân dân. Thực hiện tốt phong
trào thi đua “Dân vận khéo”, kịp thời biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển
hình về công tác dân vận. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc
bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển; quan tâm vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng đặc biệt khó khăn. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách dân vận Hồ Chí Minh “trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách
nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, “nói đi đôi với
làm”, sâu sát cơ sở nhằm thu thập thông tin, giải tỏa những bức xúc, băn khoăn,
tăng cường đoàn kết, đồng thuận xã hội.
Bốn
là, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải thường xuyên rà soát và chủ động giải
quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề tồn đọng từ trước và những vấn đề mới
phát sinh trong quan hệ với nhân dân, có biện pháp khắc phục kịp thời, không để
sơ hở cho kẻ địch và phần tử xấu lợi dụng kích động quần chúng gây chia rẽ giữa
Đảng, chính quyền với nhân dân. Đồng thời cương quyết xử lý những vi phạp lơi dụng
tự to, dân chủ chống phá mới quan hệ đòan kết quân dân. Thực hiện tốt tôn trọng
và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật,
bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và đoàn thể nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước
và của nhân dân./.
NBL-H2
[1],[2],[3]
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
CQGST,H. 2021, t.1, tr.191 – 192, 34, 180.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét