(Ảnh minh họa) |
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong các văn
kiện của Đại hội Đảng gần đây, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xác
định là nội dung quan trọng nhằm thực hiện quá trình công nghiệp hóa rút ngắn để
sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Các nội dung được
đề cập khá toàn diện và cụ thể, như tiêu chí, nội dung và cách thức thực hiện.
Văn kiện lần này kế thừa những nội dung trên nhưng nhấn mạnh những nội dung cốt
lõi cần thực hiện cho giai đoạn tới phù hợp với điều kiện và bối cảnh trong nước
và quốc tế, nhất là tận dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nói chung, thành tựu
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng. Trước hết, đề cập tới việc
điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, các vùng phù hợp với thực tiễn đất nước
và trình độ phát triển khoa học - công nghệ hiện đại trên thế giới. Đẩy mạnh
nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, phát triển, làm chủ công nghệ hiện đại; phát
triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu, có uy tín trong khu vực và thế giới.
Nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước,
tạo cơ sở đẩy mạnh, phát triển kinh tế số. Trong Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội 10 năm 2021 - 2030 nhấn mạnh: “Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh
vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực
cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực
so với khu vực và thế giới”.
Điểm mới trong
nội dung này thể hiện rất rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng
khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vượt lên trong một số ngành và lĩnh vực.
Đồng thời, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh chú trọng cả những ngành
công nghiệp nền tảng và những ngành mới, công nghệ cao quyết định sự bứt phá về
năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Trong Chiến lược còn nêu rõ
mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào năm 2030 đạt trên
40%; giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt
trên 2.000 USD, năm 2020 giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình
quân đầu người đạt trên 900 USD(7).
Tiếp tục thực
hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn
với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại
và nông dân văn minh. Điểm mới nổi bật là xác định mối quan hệ giữa nông nghiệp
sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh bằng các biện pháp cụ thể
như cơ chế chính sách phát triển, ưu tiên khoa học - công nghệ, gắn nông nghiệp
với công nghiệp và thị trường...
Về phát triển
khu vực dịch vụ, trong Văn kiện Đại hội XII chú trọng đẩy mạnh phát triển khu vực
dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất
và cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế. Văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh:
“Phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng những thành tựu
khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao”(8).
Văn kiện cũng nêu rõ một số loại dịch vụ cần tập trung ưu tiên phát triển, như
du lịch, thương mại, viễn thông, công nghệ - thông tin, vận tải, lô-gi-stíc, dịch
vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn pháp lý... Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo, khoa
học - công nghệ, dịch vụ văn hóa, thể thao, dịch vụ thương mại... Tổ chức cung ứng
dịch vụ chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.
Về phát triển
kinh tế biển, Văn kiện Đại hội XII khi đề cập đến nội dung này chủ yếu nhấn mạnh
phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành cụ thể, như dầu khí, đánh bắt
xa bờ, hậu cần nghề cá... Văn kiện Đại hội XIII đề cập đến nội dung này một
cách tổng thể, trong đó chú ý phát triển kinh tế biển gắn với an ninh - quốc
phòng, phát triển kinh tế gắn với môi trường và phòng, chống thiên tai; phát
triển khu công nghiệp, khu kinh tế và đô thị ven biển.
Về nội dung
phát triển đô thị, Văn kiện Đại hội XIII đề cập gọn hơn, tập trung vào hoàn thiện
thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị, nhấn mạnh xây dựng đô thị văn
minh, thông minh phù hợp với văn hóa vùng, miền. Văn kiện nêu rõ: “Xây dựng chiến
lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm động lực phát
triển từng vùng và địa phương; tăng cường quản lý đô thị, phát triển các đô thị
vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn. Xây dựng đô thị
hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc đặc
trưng về kiến trúc, văn hóa ở từng địa phương”(9).
Rõ ràng, quá
trình đô thị hóa của nước ta trong giai đoạn tới sẽ diễn ra mạnh mẽ, đây cũng
là dư địa cho phát triển nhanh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Tuy nhiên, văn kiện đã nêu rõ, quá trình này hiện nay cần phải được
nhìn nhận một cách tổng thể, hệ thống, đặc biệt chú ý đến tính tổng thể về quy
hoạch, áp dụng công nghệ hiện đại để xây dựng đô thị văn minh, sinh thái.
Xây dựng kết cấu
hạ tầng được khẳng định là nội dung quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Đây được
xác định là một trong ba đột phá chiến lược, đến nay nội dung này vẫn còn
nguyên ý nghĩa. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần tập trung vào những trọng
tâm mới để giải quyết được những vấn đề còn hạn chế và đáp ứng yêu cầu phát triển
mới.
Về phát triển
kinh tế vùng, liên vùng, Văn kiện Đại hội XII chú trọng các khía cạnh thống nhất
quản lý tổng hợp, chiến lược, quy hoạch, đổi mới cơ chế phân cấp giữa Trung
ương và địa phương, xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và
thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá. Văn kiện Đại hội XIII nhấn
mạnh đến nâng cao chất lượng quy hoạch vùng; đổi mới, hoàn thiện thể chế quản
lý vùng có hiệu quả, phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của từng vùng, tăng
cường liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng. Sáp nhập hợp lý
một số đơn vị hành chính cấp xã, huyện, phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển
mới. Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền gắn với phân định và nâng
cao trách nhiệm của Trung ương và địa phương.
Báo cáo chiến
lược nhấn mạnh xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia một
cách hợp lý, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của mỗi vùng, địa phương và
tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu, tạo không gian phát triển mới. Đồng thời, Chiến lược cũng chỉ rõ lợi
thế cần tập trung phát triển cho từng vùng, như vùng Trung du và miền núi phía
Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng
Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, vấn đề
phát triển vùng và liên kết vùng được văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh khía cạnh
quy hoạch để vừa bảo đảm tốt không gian phát triển chung của đất nước, vừa phát
huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi vùng trong mối liên kết, phối hợp
chung giữa các vùng.
Những điểm mới
này, thể hiện sự phát triển lý luận của Đảng trước thực tiễn kinh tế đang diễn
ra, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đồng thời tạo cơ sở lý luận vững
chắc cho các nhiệm kỳ tiếp theo đưa kinh tế nước ta phát triển đi lên./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét