Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhận thức của Đảng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trải qua một quá trình lâu dài và từng bước hoàn thiện.
Tại Đại hội IX
(năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến lược nhất
quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đến nay, đặc trưng
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định
ngày càng sâu sắc.
Về mục tiêu của
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển lực lượng sản xuất,
xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”(1).
Đặc trưng về sở
hữu: Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế độ sở hữu về tư liệu sản
xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể). Từ khi tiến
hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế có nhiều
hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu.
Đặc trưng về cơ
cấu kinh tế: Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế.
Đặc trưng về
phân phối: Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức
đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết
định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu
và Nhà nước thực hiện phân phối lại.
Về cơ chế vận
hành của nền kinh tế: Kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò quản lý, điều
hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X, tháng 3-2008, Đảng ta khẳng
định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh
tế vừa tuân theo quy luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật
kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đây cũng là nền kinh tế có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phát huy những ưu thế của kinh tế thị
trường và kinh tế kế hoạch, vừa loại bỏ những khuyết tật của hai nền kinh tế
đó, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước quản lý bằng chính
sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch; sử dụng cơ chế thị trường để giải phóng
sức sản xuất. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng
và tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển các thành phần kinh tế và các chủ
thể kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải
thị trường điều tiết hoàn toàn mà còn có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước để
đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, gắn phát triển
kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khắc phục những bất cập,
khuyết tật của cơ chế thị trường.
Về phương tiện,
công cụ, động lực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó
là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Kinh tế thị trường được Đảng, Nhà nước sử dụng như một công
cụ, phương tiện, một động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ chế vận hành của
kinh tế thị trường là một cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy luật kinh tế cơ bản:
giá trị, cạnh tranh, cung cầu nên kinh tế thị trường tạo ra khả năng kết nối
hình thành chuỗi giá trị cho nền sản xuất toàn cầu.
Những đặc trưng
trên thể hiện sự khác về chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa mà chúng ta xây dựng, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự
nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh./.
NHB-H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét