CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

NGĂN CHẶN, GỠ BỎ HÀNG NGHÌN TRANG WEB CÓ NỘI DUNG XẤU, ĐỘC

 

Trong năm 2021, Bộ Công an đã gỡ bỏ, ngăn chặn hàng nghìn trang web có nội dung xấu, độc, các tài khoản, bài viết, video có nội dung vi phạm pháp luật.

Ngày 26-10, sẽ xét xử Trương Châu Hữu Danh và nhóm “Báo sạch”

Ngày 4-11, sẽ xét xử Bloger Phạm Thị Đoan Trang tội tuyên truyền chống Nhà nước

Đây là những điểm đáng chú ý trong báo cáo do Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị thừa ủy quyền Thủ tướng ký và gửi Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021 (từ ngày 1-10-2020 đến ngày 30-9-2021).

Theo đó, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, báo cáo cho hay, các cơ quan đã yêu cầu facebook, google bố trí nhân sự thường trực 24/7 tại Việt Nam, gỡ bỏ 621 tài khoản, bài viết, video có nội dung vi phạm pháp luật, ngăn chặn truy cập 4.214 trang mạng đặt máy chủ ở nước ngoài đăng tải nội dung thông tin xấu, độc.

Cùng với đó, tập trung đấu tranh, làm rõ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (số vụ khởi tố mới tăng 88,82%); tạo tính răn đe, cảnh báo đối với các đối tượng có biểu hiện, điều kiện hoạt động phạm tội.

Tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông diễn ra rất phức tạp. Hoạt động tấn công mạng nhằm vào các cơ quan Nhà nước có dấu hiệu gia tăng mức độ nghiêm trọng. Cụ thể đã phát hiện hơn hơn 2.500 cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng mạng tại Việt Nam (tăng 10%).

Tình trạng rao bán, chia sẻ trái phép thông tin, dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng có chiều hướng gia tăng; vấn đề tán phát tin chưa kiểm chứng của một số “người nổi tiếng” trên mạng xã hội tạo dư luận phức tạp, nguy cơ gây bất ổn về an ninh, trật tự.

Các đối tượng lập các sàn giao dịch tài chính trái phép, kêu gọi đầu tư các sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo kèm theo các cam kết về lợi nhuận lớn; lập trang web với mục đích lừa đảo, mua bán các sản phẩm phòng, chống dịch.

Tình trạng mua bán dữ liệu thông tin cá nhân, sử dụng phần mềm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, tín dụng trên Internet, giả danh nhà mạng, cơ quan chức năng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tiếp tục gia tăng. Hoạt động tổ chức đánh bạc trên không gian mạng phức tạp cả về quy mô và sự đa dạng, nhất là các hoạt động cá cược khi diễn ra các giải đấu thể thao quy mô lớn.

Đặc biệt, hành vi đưa tin sai sự thật, không được kiểm chứng trên không gian mạng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.

*Về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, báo cáo nêu rõ, qua công tác thanh tra, các lực lượng đã kiến nghị xử lý hành chính 2.925 tập thể, 4.286 cá nhân, kiến nghị thu hồi 16.775 tỷ đồng, 3.497 ha đất.

Các cơ quan đẩy mạnh điều tra các vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; đồng thời, tăng cường phân cấp, hướng dẫn Cơ quan điều tra các địa phương thực hiện.

Qua đó, đã phát hiện 8.081 vụ (tăng 1,87%), 7.032 đối tượng (giảm 8,69%), 73 tổ chức (tăng 231,82%), trong đó có 10 pháp nhân thương mại phạm tội về trật tự quản lý kinh tế; 371 vụ (tăng 22,44%), 687 đối tượng (tăng 5,69%) phạm tội về tham nhũng, chức vụ.

Nổi bật là Bộ Công an đã chỉ đạo tăng cường công tác nghiệp vụ, nhận diện các vi phạm, chọn đúng khâu đột phá để phát hiện, xử lý theo phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.

Trong đó đã phát hiện, xử lý một số vụ án kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực y tế như vụ tại Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Cần Thơ, Sơn La... Trong lĩnh vực giáo dục có vụ án tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Quảng Ninh... Nhờ đó có tác dụng răn đe, lan tỏa, phòng ngừa chung trên cả lĩnh vực./.

HGL_H8

0 nhận xét: