Cuộc đấu tranh với những việc lợi dụng
internet, mạng xã hội để chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta là công việc
khó khăn, phức tạp, lâu dài và phải đồng thời làm tốt cả hai lĩnh vực “phòng”
và “chống”. “Phòng” tích cực cũng là góp phần để trận địa “chống” vững hơn và
“chống” tốt sẽ càng làm cho “phòng” có hiệu quả. Trước hết cần nhận diện những
quan điểm cơ bản mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng để tuyên truyền
chống phá Đảng, Nhà nước:
- Phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận
học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Công kích đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, đặc biệt là định hướng xây dựng đất nước.
- Xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu cán bộ, đảng
viên, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo cao cấp.
Để việc đấu tranh phòng, chống quan điểm sai
trái và ngăn chặn hiệu quả các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch,
phản động trên không gian mạng, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong
đó, giải pháp quan trọng và hữu hiệu nhất là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
toàn dân, trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Đây
là nội dung cốt lõi của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Công tác tư tưởng
của Đảng phải bồi dưỡng nâng cao được bản lĩnh chính trị, kĩ năng và phương
pháp đúng đắn, khoa học cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cuộc đấu tranh chống
lại các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay. Có nhận thức
đúng mới có tinh thần trách nhiệm cao và có hành động hiệu quả. Có bản lĩnh vững
vàng, nhận thức đầy đủ, hiểu biết thấu đáo, trình độ tri thức được nâng cao, mỗi
cán bộ, đảng viên và người dân mới có thể đủ sức “đề kháng” để tự “phòng vệ” -
theo phương châm của đông y “nhân cường (thì) tật nhược”, cơ thể khỏe mạnh thì
bệnh tật tự lui - trước các luồng thông tin, để dễ dàng phân định rõ thông tin
đúng - sai, thông tin độc hại - thông tin hữu ích. Đặc biệt, đối với cán bộ, đảng
viên cần phải biết tự sàng lọc, không sử dụng các trang mạng có nội dung xấu, độc
và giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, chủ động đấu tranh, phản bác các luận điệu sai
trái, chống phá trên các trang mạng xã hội. Để tạo môi trường thông tin thuận lợi
cho việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong cuộc đấu
tranh chống lại các luận điệu sai trái, thù địch trên mạng xã hội, cần chú ý đến
tính công khai, minh bạch, cập nhật về thông tin, tăng cường thông tin chính thống,
đặc biệt là những thông tin liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, công tác
nhân sự, các vụ án tham nhũng… để đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội, tránh
gây hoang mang, nghi ngờ có thể làm nảy sinh dư luận không tốt trong nhân
dân. Ngoài ra, còn cần tăng cường các biện pháp kỹ thuật. Cần đầu tư thỏa
đáng cho các cơ quan có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng.
Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin, có khả năng
thực hiện hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật. Đồng thời, khuyến khích
phát triển mạng xã hội của Việt Nam, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ mạng
xã hội lớn từ nước ngoài như Facebook, Google, Twitter, Youtube để kịp thời
ngăn chặn, xử lý, loại trừ những thông tin mang nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an
toàn xã hội, an ninh quốc gia.
NMĐ-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét