Các đối tượng núp dưới nhãn hiệu “dân chủ,
nhân quyền” luôn lợi dụng vấn đề tham nhũng và công cuộc đấu tranh chống tham
nhũng ở Việt Nam để xuyên tạc, phá hoại niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Hơn lúc nào hết, việc nhận thức rõ và đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ đoạn
chống phá này là điều cần và cấp thiết thiết.
Tệ tham những đã được Đảng ta coi là “quốc nạn”.
Nạn tham nhũng, tệ quan liêu và nhũng nhiễu (để vòi) “ăn” hối lộ đã và đang gây
bức xúc dư luận, làm nhụt chí các nhà đầu tư. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế,
cản trở tiến trình phát triển của đất nước, “quốc nạn” này làm băng hoại niềm
tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng gây sự hoài nghi về tính trong sạch của
bộ máy, về những con nguời điều khiển bộ máy đó và những quyết định được đưa
ra... Đây chính là điểm “đen” được các đối tượng thù địch, bất mãn nhằm đến để
xuyên tạc, bôi đen, chia rẽ dân với Đảng, kêu gọi kích động, xóa bỏ sự lãnh đạo
của Đảng v.v và v.v.
Càng
ngày thủ đoạn chống phá càng tinh vi, đa dạng hơn bởi sự phát triển của công
nghệ thông tin và mạng xã hội chứ không chỉ còn là các phương pháp “cổ truyền”
như rỉ tai tung tin thất thiệt, truyền tay phát tán tài liệu “mật” (?!). Trong
thời công nghệ số toàn cầu, dễ dàng bắt gặp những trang trên nền tảng mạng xã hội
nhân danh những điều tốt đẹp: cùng Đảng chống tham nhũng, diệt trừ quan tham,
vì một xã hội trong sạch, vì một chính phủ liêm chính… Tuy nhiên, nếu nhìn sâu
vào những thông tin, bài viết đó có thể dễ dàng nhận thấy sự suy diễn chủ quan,
thổi phồng, xuyên tạc tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở
Việt Nam. Mục đích của những người tung ra những thứ “hỏa mù” này phá hoại lòng
tin rồi lôi kéo người dân tin vào các luận điệu xấu.
Những
đối tượng này lợi dụng những vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ, đảng viên
đã xảy ra hoặc những sự việc tiêu cực trong xã hội để suy diễn, quy kết “do
tham nhũng”, từ đó xuyên tạc rằng đó là tình trạng “phổ biến”, quy kết rằng đó
là “bản chất” của chế độ, đó là một “căn bệnh trầm kha” do cơ chế độc đảng lãnh
đạo, do năng lực quản lý yếu kém của Nhà nước do đã bị những cán bộ xấu kiểm
soát, v.v. Điều thường được lặp lại là tình trạng đó có sự “bao che, dung túng,
tiếp tay”, thậm chí can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí của
lãnh đạo, chính quyền các cấp. Ngoài / và cùng với xuyên tạc là vu cáo, “bôi
đen” cá nhân lãnh đạo lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng những bài viết, hình ảnh về
đời tư, về sự minh bạch tài sản, một “món khoái khẩu” khác là lái dư luận suy
diễn theo hướng “cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh”, tung tin
“đang có cuộc thanh trừng, đấu đá nội bộ trong Đảng”, hoặc “tăng cường phòng,
chống tham nhũng chỉ là chiêu trò mị dân, chỉ là hô khẩu hiệu” v.v. Qua đó phủ
nhận những nỗ lực, xuyên tạc những nỗ lực trong cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, làm mất niềm tin của nhân dân về công cuộc chống tham nhũng mà Đảng
ta đang quyết liệt thực hiện.
Mục
đích của tất cả những thủ đoạn đó là nhằm vẽ lên một bức tranh đen tối về thực
trạng xã hội Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi
trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, vào hệ thống chính trị từ Trung ương đến
cơ sở, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần
chúng và phá hoại sự đoàn kết, đồng thuận trong xã hội./.
NMĐ-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét