Safeguard Defenders là tổ chức phi chính phủ về
nhân quyền thành lập vào cuối năm 2016 có trụ sở tại Madrid (Tây Ban Nha). Gần
đây, tổ chức Safeguard Defenders đã có việc làm không thể chấp nhận là cho ra mắt
cuốn sách nêu trên, nhằm hỗ trợ “nhà dân chủ” Phạm Đoan Trang và để "truyền
cảm hứng cho những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền", thực chất là những
đối tượng vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Tổ chức này rêu rao: "Cẩm nang
hướng dẫn áp dụng Luật Magnitsky sẽ trở thành một công cụ tốt mà mỗi người dân
Việt Nam, nhất là hàng triệu nạn nhân của bất công, tham nhũng và vi phạm nhân
quyền, đều có thể sử dụng để trừng trị kẻ có tội".
Từ
khi ra đời, nhất là từ khi tự khoác “áo” ẩn dưới từ “bảo vệ nhân quyền”, “thúc
đẩy nhân quyền” và "nâng cao khả năng của xã hội dân sự", Safeguard
Defenders đã tự cho mình quyền được can dự vào tình hình nội bộ của nhiều quốc
gia có chủ quyền thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Safeguard Defenders xây
dựng trang web bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và có cả phiên bản tiếng Việt để
thúc đẩy mục đích trên.
Nhưng
những hành động ấy không che lấp được mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết ở Việt
Nam, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến nay, Safeguard
Defenders đã nhiều lần ra thông báo phản đối về tình hình vi phạm nhân quyền ở
Việt Nam một cách vô căn cứ, thiếu tính thuyết phục. Có thể nói, những hành động
của Safeguard Defenders đã phần nào dung túng những kẻ mang động cơ chính trị,
cố tình chống phá Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam. Hành động tự nguyện làm
“bà đỡ” để xuất bản cuốn sách do Phạm Đoan Trang, kẻ thường xuyên viết những
tài liệu tuyên truyền chống phá nhà nước và đang bị tạm giam ở Việt Nam đã cho
thấy rõ Safeguard Defenders đang đi ngược lại với xu thế chung của nhân loại tiến
bộ và Hiến chương Liên hợp quốc.
Cuốn
sách mà Safeguard Defenders thực hiện đã cố tình cổ vũ cho cái gọi là Điều
luật Chịu trách nhiệm về nhân quyền toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Luật
Magnitsky) của Mỹ vốn đã và đang bị rất nhiều quốc gia trên thế giới phản
kháng. Theo Báo Công an Nhân dân, từ các nguồn thông tin chính thống được đăng
tải bởi các hãng thông tấn nước ngoài cho thấy, Manitsky là một dự án bắt nguồn
từ một sự kiện tại nước Nga vào năm 2008 - 2009. Vào tháng 12-2016, cựu Tổng thống
Mỹ Barack Obama ký thành văn bản luật từ dự luật S. 2943, tức Luật Chuẩn chi
Ngân sách Quốc phòng năm 2017 (NDAA 2017).Trong đó, văn bản này có điều luật
“Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky” (gọi tắt là Magnitsky Act),
quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn
thế giới. Luật Magnitsky đưa ra chế tài áp dụng với mọi công dân của các quốc
gia trên thế giới nếu có bằng chứng vi phạm nhân quyền tin cậy (giết hại người
bất hợp pháp, tra tấn hoặc các vi phạm nghiêm trọng khác về quyền con người) và
sẽ bị các hình phạt: Không cấp VISA cho những cá nhân, kể cả công chức thực hiện
công vụ nhập cảnh vào Hoa Kỳ; đóng băng tài sản của những người vi phạm nhân
quyền, tham nhũng.
Việc
ban hành mở rộng Magnitsky đã tạo ra nhiều phản ứng trái chiều đối với dư luận
quốc tế, trong đó nhiều ý kiến cho rằng: Điều luật nhân quyền toàn cầu
Magnitsky không phù hợp với các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, tính khả thi
không cao, không có sự đóng góp tích cực cho sự phát triển các mối quan hệ giữa
các quốc gia. Việc vận dụng luật này sẽ thiếu khách quan khi không có các bằng
chứng chính xác, thậm chí là sẽ gây ra sự ảnh hưởng đến uy tín của một số quốc
gia trên trường quốc tế, trong đó có Việt Nam./.
LQT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét