CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN

 Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, Đại hội đã quyết sách những vấn đề chiến lược định hướng cho sự phát triển toàn diện của đất nước trong thời gian tới. Những chủ chương, đường lối của Nghị quyết Đại hội là ánh sáng soi đường cho toàn Đảng, toàn dân, toàn  quân ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

(ảnh minh họa)

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập rất nhiều nội dung quan trọng trong đó có nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục- đào tạo. Cụ thể, Mục V Báo cáo chính trị đã đề cập: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”. Đây là vấn đề được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp các ngành đặc biệt quan tâm.

Giáo dục đào tạo là vấn đề được Đảng ta đặc biệt coi trọng, điều này được khẳng định qua các kỳ đại hội. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong TKQĐ năm 2011 đã đưa ra những quan điểm, định hướng lớn về phát triển giáo dục và đào tạo: "Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu’’ thể hiện vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo. Trong thực tiễn, bất kỳ một quốc gia muốn phát triển phải bắt nguồn từ nâng cao dân trí và trực tiếp nhất là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Sau 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, đặc biệt là 10 năm thực hiện Cương lĩnh năm 2011, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, giáo dục và đào tạo nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Chất lượng từng bước được nâng lên, hệ thống giáo dục quốc dân tiếp tục được hoàn thiện, mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục được mở rộng ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục và đào tạo vẫn còn không ít những hạn chế về nhận thức và tổ chức thực hiện cần sớm được khắc phục.

Những kết quả và hạn chế trong giáo dục và đào tạo của nhiệm kỳ Đại hội XII đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, với nhiều điểm mới nổi bật như:

Báo cáo chính trị tập trung đề cập đến giáo dục và đào tạo ở mục V, so với Đại hội XII, tên đề mục đã thay cụm từ "phát triển" bằng cụm từ "nâng cao" chất lượng nguồn nhân lực và thêm cụm từ "phát triển con người".  Điểm mới lần này, trực tiếp đề cập đến giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, trước đây chỉ nhấn mạnh "phát triển nhanh giáo dục và đào tạo".

Trước đây chỉ đề cập phương hướng chung: "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Văn kiện Đại hội XIII yêu cầu xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc và "Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc,... khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa"

Chủ trương của Đảng về giáo dục, đào tạo thời gian qua đã tạo niềm tin vững chắc đối với toàn xã hội, là tiền đề quan trọng để giáo dục, đào tạo phát triển trong thời gian tới.

Với tinh thần xung kích, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí minh đã quán triệt, cụ thể hóa, triển khai đồng  bộ, sáng tạo với quyết tâm chính trị cao nhằm thực hiện quan điểm của đảng về giáo dục, đào tạo. Trong đó tập trung nhất là Chương trình hành động số 26 với 13 chỉ tiêu và 8 chương trình cụ thể, như: Hằng năm, tổ chức Đoàn tư vấn hướng nghiệp cho ít nhất 2.000.000 lượt thanh thiếu niên; giới thiệu việc làm cho ít nhất 300.000 thanh niên. Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ; phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tài năng trẻ; thúc đẩy học tập và sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin

Nhận thức rõ sứ mệnh thiêng liêng của mình về giáo dục đào, chung ta những thanh niên Việt Nam cần tích cực học tập tu dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, chiếm lĩnh và làm chủ tri thức, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới. Bên cạnh đó chúng ta cần lên án với các biểu hiện lệch lạc sai trái trong giáo dục như bệnh thành tích, thương mai hóa giáo dục, các biểu hiện lười học tập của học sinh, sinh viên....

Con đường duy nhất đúng đắn đó là không ngừng bồi đắp trí tuệ, nuôi dưỡng nhân cách, khát vọng cống hiến của tuổi trẻ bằng những hành động, việc làm thiết thực hàng ngày, “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chính Minh luôn đặt trọn niềm nin vào thế hệ trẻ, Người căn dặn “nước Nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”, chúng ta cùng đoàn kết “dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn cùng nhau thi đua thực hiện thắng lợi Nghi quyết đại hội XIII của Đảng để xứng đáng với niềm tin và trọng trách ấy!

NHB-H3

0 nhận xét: