Trong thời gian vừa
qua, cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng ta diễn ra quyết liệt, mạnh mẽ,
được nhân dân hết sức đồng tình, ủng hộ, tạo được niềm tin trong nhân dân.
Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định trong nhiệm
kỳ Đại hội XII công tác phòng, chống, tham nhũng ngày càng thực hiện nghiêm
túc, chặt chẽ, đúng phương châm, quan điểm, đảm bảo “Không có vùng cấm”.
Nhưng, lợi dụng các
vấn đề liên quan đến xử lý kỷ luật đối với một số cán bộ, đảng viên vi phạm,
không giữ vững bản lĩnh chính trị trước những cám dỗ vật chất hoặc lợi dụng chức
quyền gây hậu quả nghiêm trọng... Các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động chống
phá, nhằm chia rẽ Đảng với nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ
chế độ XHCN. Thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một trong những mục
tiêu cơ bản và hết sức nguy hiểm đã được các thế lực thù địch tiến hành chống
phá cách mạng Việt Nam. Thực tế cho thấy, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trước
hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị. Khi tư tưởng chính trị và rộng hơn là
tư tưởng văn hóa bị chệch hướng, sẽ làm cho bộ máy Đảng, Nhà nước bị chia rẽ và
nguy cơ tự sụp đổ của chế độ, dân tộc bị lệ thuộc là điều khó tránh khỏi.
Các thế lực thù địch
tập trung xuyên tạc, hòng bôi nhọ sức lãnh đạo của Đảng. Chúng cho rằng công
tác phòng chống tham nhũng của đảng là sự chi bè phái, thanh lọc trong nội bộ
chứ không phải vì mục đích chính đáng, phục vụ phát triển đất nước. Chúng cho rằng
đây là mặt trận gây chia rẽ nội bộ, sự mất đoàn kết trong chính đảng. Ngoài ra
chúng còn xuyên tạc rằng: Tham nhũng là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trong một thể chế mà không có tư pháp độc lập, toà án xử theo lệnh của Đảng
không thể chống được tham nhũng. Bản thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, “cái lò” này
đẻ ra tham nhũng thì phải vứt “cái lò” đẻ ra tham nhũng này đi, chứ không phải
đốt những kẻ tham nhũng; bởi không bao giờ đốt hết được cả.
Bên cạnh đó chúng lợi
dụng một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt mục
tiêu, lý tưởng và những yếu kém, khuyết điểm, hạn chế của ta, chúng tìm đủ mọi
cách để làm giảm lòng tin của quân và dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và công
cuộc đổi mới. Chúng đặc biệt tranh thủ lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực để gây mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ Đảng; kích động
gây mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng...
Tham nhũng là khuyết
tật bẩm sinh của quyền lực, là sản phẩm của sự tha hóa quyền lực, là một trong
những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Từ những tác hại, tiêu cực của
việc tham nhũng và cùng với đó là sự xuyên tạc, chia rẽ nội bộ gây mất đoàn kết
trong đảng, giữa Đảng với nhân dân. Điều đó chứng tỏ chúng ta mỗi cá nhân, tập
thể cần có lập trường để đấu tranh những quan điểm sai trái của các thế lực thù
địch, đồng thời thực hiện nghiêm công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa khó khăn, phức
tạp, vừa cấp bách, lâu dài. Chính vì vậy công tác về phòng, chống tham nhũng, sự
đồng lòng, nhất trí của toàn Đảng, toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị và toàn xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó, sự tham gia tích cực
của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, bên cạnh đó mỗi
cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện tránh xa những cám dỗ vật
chất; không có những biểu hiện suy thoái về “tư tưởng”, “chính trị”, “đạo đức,
lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Để củng cố, bảo vệ niềm tin của Đảng
đối với nhân dân, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình
hình mới./.
NTH-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét