Trong những ngày qua, khi chính
trường thế giới liên tục dậy sóng trước những căng thẳng leo thang xoay quanh
quan hệ giữa Nga và Ukraine. Lợi dụng vấn đề đó, các thế lực thù địch, phản động,
các phần tử cơ hội, bất mãn chống đối lại “thừa nước đục thả câu”, “bới lông
tìm vết”, đưa ra những luận điệu xuyên tạc nhằm chống phá Việt Nam. Trên các
trang mạng, diễn đàn, tài khoản mạng xã hội chúng liên tục đăng tải tin, bài có
nội dung phê phán, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Việt Nam
trong quan điểm, cách nhìn nhận, ứng xử trước các vấn đề liên quan đến xung đột
giữa Nga và Ukraine… từ đó hướng dư luận trong và ngoài nước hiểu sai lệch về
Việt Nam. Một trong những bài viết như thế là“Ngoại giao Việt Nam sẽ rơi tự do
đến khi nào”. Vậy, cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào cho đúng?
Lợi dụng vấn đề Việt Nam bỏ phiếu
trắng thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine, Chúng đưa ra những
nhận định xiên xẹo, xuyên tạc chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bọn chúng cho
rằng, “Việt Nam thuộc phe thiểu số, không dám công bố chi tiết cuộc bỏ phiếu”.
Khi cùng bỏ phiếu trắng như Trung Quốc, chúng đưa ra luận điệu, “Việt Nam rơi
tõm vào sự lệ thuộc, vào vết xe đổ của Trung Quốc”. Chúng còn đưa ra những bình
luận nhằm chia rẽ nội bộ, hạ thấp uy tín, vai trò của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Có thể khẳng định những luận điệu
này là “lệch lạc”, “sai trái”, “thù địch”, nhằm công kích vào quan điểm, chủ
trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam nói chung
cũng như quan điểm và ứng xử đối với diễn biến tại Ukraine; hạ thấp vai trò, uy
tín và tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trước tiên, phải khẳng định rằng
Việt Nam là quốc gia yêu chuộng và luôn đề cao hòa bình, hòa hợp dân tộc. Trải
qua bao thăng trầm của lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, đi qua những cuộc
chiến tranh khốc liệt, gian khổ, với muôn vàn đau thương, mất mát và hy sinh.
Hơn ai hết toàn thể Nhân dân Việt Nam ý thức rõ được giá trị của nền hòa bình,
độc lập, tự do. Chính vì thế, Việt Nam không muốn chiến tranh và cũng không bao
giờ muốn chiến tranh xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, như đã và đang xảy ra tại
Ukraine. Đúng như phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái Đoàn thường
trực Việt Nam tại Liên Hiệp quốc tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên
Hiệp quốc ngày 01/3 khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết
các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật
pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp công việc nội bộ,
không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có
bất kỳ phát ngôn và hành động nào đề cập đến việc ủng hộ việc sử dụng vũ lực để
giải quyết vấn đề xung đột giữa Nga và Ukraine và Việt Nam cũng không “thiên vị”
hay đứng về bất kỳ một bên nào xoay quanh xung đột giữa Nga và Ukraine.
Như vậy, tinh thần hòa bình, hữu
nghị, trọng công lý và chính nghĩa trong chính sách ngoại giao của Việt Nam nói
chung, đối với xung đột giữa Nga và Ukraine thời gian qua nói riêng vừa thể hiện
sự cứng rắn, vừa mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển, đảm bảo lợi ích tối thượng của
quốc gia, dân tộc, góp phần khẳng định và nâng tầm Việt Nam trên trường quốc tế.
Và như vậy, thêm một lần nữa, chính sách ấy là minh chứng đập tan những âm mưu,
ý đồ, chiêu trò, luận điệu xuyên tạc về chính sách ngoại giao của các thế lực
phản động./.
NNĐ-KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét