(Tuần
báo "ĐÂY PARIS" số ra 18-6-1946):
"Chủ
tịch nước Việt Nam là một người quá đỗi giản dị, Quanh năm chỉ bộ quần áo kaki
giản dị! Khi những người cộng tác xung quanh nhắc Ông: 'với địa vị Ông, nên
quan tâm mặc bộ trang trọng hơn!' Ông chỉ mỉm cười trả lời: "Chúng ta thì
tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng
bào thân trần, đang rét run ngay trong thành phố và các vùng quê...".
Sự
giản dị đến cực độ như một nhà ẩn sĩ thế đó là một trong những đức tính rõ rệt
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Một tuần lễ Ông nhịn ăn một bữa, không phải hành tự
xác mình.. mà để nêu gương dè xẻn gạo cho đồng bào, mong mọi người cùng làm để
góp phần giảm bớt nạn đói trong nước. Và hết thảy mọi người xung quanh đều bắt
chước làm theo hành động đó của Ông...
Tính
giản dị, gần gũi qua những bài diễn văn: Không bao giờ Ông tỏ ra thông thái, dù
Ông thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm.. Ông
chỉ dùng những câu từ nôm na, thường dùng sao cho một người dù quê mùa chất
phác nghe cũng hiểu ngay được...
Tất
cả đức tính Hồ Chí Minh luôn thể hiện trong từng hành động tưởng chừng như bé
nhỏ đó... Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn
văn của Ông là một bài học nhỏ về đạo đức. chính những ý tưởng hết sức giản đơn
ấy mà từng bài diễn văn của Ông là tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân
chúng."
Sau
khi Bác đã mất, năm 1971 nhà báo, nhà văn Mỹ (Đâyvít Hanbơcstơn) trong ấn phẩm
“HỒ”- NXB 'Răngđôm Haosơ - Niu Yoóc" đã viết:
"Hồ
Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này, hơi giống Găngđi,
hơi giống Lênin, nhưng hoàn toàn Việt Nam. Hơn tất cả, đối với dân tộc của Ông,
và cả thế giới Ông là hiện thân của một cuộc cách mạng.
Thế
nhưng, với hầu hết người dân Việt Nam, Ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng,
đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ.
Ông
là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị,
luôn luôn ăn mặc đơn giản nhất – cách ăn mặc không khác mấy so với người nông
dân nghèo nhất – là phong cách mà phương Tây đã chế giễu Ông thiếu nghi thức
quyền lực, không có đồng phục, không biết thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh
ngộ và ngộ ra chính cái giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ
sở tiên quyết cho sự thành công của Ông...
Tính
giản dị của Ông Hồ là một sức mạnh. Địa vị càng cao sang, Ông càng giản dị và
trong sạch. Hình như ông luôn luôn giữ được những giá trị vĩnh cửu của Việt
Nam: kính già, yêu trẻ, ghét tiền của. Ông Hồ không tìm kiếm cho mình những cái
trang sức quyền lực vì Ông tự tin ở mình và ở mối quan hệ của mình với nhân
dân, với lịch sử .. Việc Ông luôn từ chối sự sùng bái cá nhân, sùng bái lãnh tụ
là đặc biệt đáng chú ý trong một xã hội kém phát triển…"
NSC-BS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét