CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

Các thế lực thù địch với dã tâm xuyên tạc nền tảng tư tưởng, chống phá Đảng và Nhà nước ta đã tận dụng triệt để mạng viễn thông, công nghệ thông tin, các nền tảng mạng xã hội. Khai thác thế mạnh “đi nhanh, đến trước” của truyền thông xã hội, xâm nhập vào lượng lớn người tiếp cận thông tin, đặc biệt với “thế mạnh” là “chuyên tâm chống phá”; thời gian qua, các thế thực thể chống phá đã thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc, trong đó có thể kể đến:

Một là, lập kênh, trang, nhóm với nhiều danh nghĩa, ý nghĩa khác nhau. Ban đầu, thực hiện đăng tải, chia sẻ các thông tin hữu ích, tích cực để lôi cuốn, thu hút người tham gia, quan tâm, theo dõi, chia sẻ. Từng bước đan xen các nội dung hạn chế, bất cập của quá trình phát triển KT-XH của đất nước. Tiếp đến thực hiện đăng tải những nội dung xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước. Trong suốt quá trình này, với ý đồ thâm độc, các đối tượng thực hiện “đi nhanh, đến trước” với thủ đoạn đưa những thông tin sai trái, lệnh lạc, chống phá đến người tiếp cận thông tin một cách sớm nhất, nhanh nhất.

Hai là, lập các trang thông tin điện tử cá nhân (tên miền quốc tế) lấy tên của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ngành và địa phương. Thường xuyên đăng tải cung cấp những thông tin chính thức về nội dung thông tin, tuyên truyền, các hoạt động chính thức của các đồng chí lãnh đạo (có thể được sao chép nội dung từ các trang thông tin chính thống), sau đó từng bước đan xen đăng tải những nội dung không chính xác, chứa đựng thông tin xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những nội dung có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của các đồng chí lãnh đạo,...

Ba là, đăng tải, chia sẻ nhanh nhất với toàn bộ thông tin phiến diện, một chiều, áp đặt, quy kết hạn chế, thiếu sót, tồn tại của tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước, lãnh đạo các cấp; trong đó ngụy tạo về điều kiện, hoàn cảnh, thời gian để đánh lừa người tiếp cận thông tin.

Bốn là, khi đăng tải, chia sẻ thông tin đã tổ chức, bố trí một lực lượng “chim mồi” khá lớn để tương tác, bình luận, phản biện nhằm đánh lừa người tiếp cận thông tin và lôi kéo họ.

Năm là, sử dụng lực lượng có kiến thức để thực hiện nhiệm vụ đăng tải, chia sẻ thông tin xấu, độc, trong quá trình thực hiện, tương tác sử dụng kiến thức chuyên môn cao, thể hiện thái độ thân thiện, có văn hóa để dễ dàng đánh lừa và lôi kéo người tiếp cận thông tin. Đặc biệt, khai thác triệt để những vấn đề bức xúc của người dân...

Trên đây chỉ là một số trong nhiều thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước ta. Qua đây có thể nhận thấy các đối tượng này đã khai thác triệt để ưu điểm của truyền thông xã hội với ý đồ để người tiếp cận thông tin ghi nhận, tiếp cận trước và ghi nhớ lâu những thông tin xấu, độc (với nguyên lý những thông tin đến trước sẽ được ghi nhớ lâu và đa phần nghĩ đó là bản chất); đánh mạnh vào những người thiếu thông tin hoặc không thường xuyên tiếp cận các thông tin chính thống; phương thức chống phá ngày càng tinh vi khi thực hiện đan xen thông tin, thể hiện thái độ để đánh lừa người tiếp cận thông tin,...

Với thực tế trên, để đấu tranh có hiệu quả và làm thất bại các âm mưu xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước, đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

Một là: Xác định việc đấu tranh với các đối tượng, lực lượng chống phá, thù địch và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Phải thực hiện hiệu quả việc thông tin, tuyên truyền sâu, rộng về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lan tỏa thật nhanh chóng, mạnh mẽ những thông tin chính thống về mọi mặt của đời sống xã hội kể cả những tồn tại, hạn chế, thậm chí là yếu kém, sai sót của hệ thống chính trị. Thực hiện hiệu quả việc thông tin, quảng bá trên truyền thông xã hội với phương châm “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.

Hai là: Những hành vi đưa thông tin chưa được kiểm chứng, tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân cần được nghiêm trị theo đúng pháp luật, đặc biệt là đối với một số phóng viên và cơ quan báo chí có nhiều điều kiện trong việc tán phát những thông tin nêu trên thì Bộ Thông tin Truyền thông, Cơ quan bảo vệ Chính trị nội bộ cần “lưu ý”.

Phát huy tổng lực các “binh chủng” thông tin, truyền thông; Báo, đài đến hệ thống thông tin cơ sở, các kênh truyền thông xã hội chính thức của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội.

Ba là: Các cấp, các ngành chú trọng, tăng tường các biện pháp quản lý không gian mạng như xã hội thực; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trên không gian mạng, đặc biệt là các hành vi xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước.

Về lâu dài, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận biết các phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá; chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, ngăn chặn hiệu quả các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Với sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, chúng ta nhất định sẽ đấu tranh có hiệu quả và làm thất bại các âm mưu xuyên tạc, chống phá, kích động; từ đó, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

CĐT-H4

 

0 nhận xét: