Tự do nói chung, tự do ngôn luận nói riêng đều cần được hiểu là tự do trong khuôn khổ pháp luật. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Công ước nhân quyền châu Âu năm 1953, Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đều khẳng định quyền tự do ngôn luận, nhưng cũng nhấn mạnh tự do ngôn luận là tự do trong những giới hạn của đạo đức và pháp luật, chủ yếu là nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự (đời tư) của người khác, bảo vệ bí mật kinh doanh, chống kỳ thị, phân biệt đối xử, chống kích động bạo lực, chiến tranh, chống chỉ trích, phê phán chính quyền, đặc biệt nếu đó là những kêu gọi bạo loạn, đe dọa đến trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Bởi vậy, mỗi quốc gia có thể cân nhắc tình hình thực tế của mình để cụ thể hóa việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.
Rõ ràng, trong bất cứ chế độ chính trị nào cũng không thể có tự do ngôn
luận tuyệt đối, các quốc gia đều xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn
luận; đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt đối
hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, xuyên tạc với
ý đồ xấu, bất chấp luân lý và luật pháp.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con
người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem
là quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản,
tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và
ra nước ngoài” (Điều 10). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định” (Điều 25). Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới,
Việt Nam có những quy định để hạn chế và ngăn chặn những hành vi lợi dụng tự do
ngôn luận, xâm hại tới lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân.
Nhận thức rõ tầm quan trọng, lợi ích cũng như những hiểm họa từ mặt
trái của internet và mạng xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ
trương, chính sách phù hợp nhằm phát triển internet và mạng xã hội; đồng
thời bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống lợi dụng internet, mạng xã hội để
xuyên tạc, chống phá chính quyền, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Trong đó phải kể đến Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16-9-2013, của Ban Bí
thư khóa XI, về “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng”; Nghị
định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15-7-2013, của Chính phủ, về “Quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”; Chỉ thị số 15/CT-TTg,
ngày 17-6-2014, của Thủ tướng Chính phủ, về “Tăng cường công tác bảo đảm
an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới”. Ngoài ra, trong
quá trình thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-1-2018, của Bộ Chính
trị, về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Bộ Tư lệnh Tác chiến
không gian mạng (Bộ Quốc phòng) được thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg,
ngày 15-8-2017, của Thủ tướng Chính phủ, đóng vai trò nòng cốt trong việc bảo đảm
an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm công
nghệ cao và “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng. Luật Báo chí năm 2016,
Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018, đều quy định rõ
những hành vi như đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng,
phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch
sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin
sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm
của cá nhân... đều bị pháp luật xử lý.
Các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng
tự do ngôn luận để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta, bôi nhọ, nói xấu
chính quyền, gây kích động, hoang mang trong nhân dân, đe dọa an ninh quốc gia
và trật tự, an toàn xã hội. Chẳng hạn, liên quan đến việc thông qua Luật
An ninh mạng, nhiều trang điện tử và các phần tử phản động đã đưa tin bóp méo,
xuyên tạc, cho rằng luật này “đặc biệt xâm phạm không gian riêng tư”, “vi
phạm tự do ngôn luận, báo chí, internet”. Một số người không đủ thông tin, thiếu
hiểu biết nên dễ dàng tin theo và có những phát ngôn chống đối, cản trở việc
thi hành Luật. Các thế lực thù địch cũng nhân cơ hội này mà tuyên truyền
nhằm chống phá chế độ… Khi chúng ta ngăn chặn những thông tin xuyên tạc,
sai trái trên, các thế lực thù địch rêu rao rằng, đây là “một hình thức kiểm
duyệt thông tin”, “vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Sự thật là, việc ngăn chặn
trên là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, các quốc gia trên thế giới
đều phải thực hiện. Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh các hoạt
động trao đổi, làm việc với đại diện của Facebook, Google đề nghị ngăn chặn, xử
lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội thì hàng nghìn
video, trong đó có những video có nội dung kích động chống phá Đảng, Nhà nước
đã được gỡ bỏ khỏi Youtube; hàng nghìn đường link có nội dung vi phạm pháp luật,
hàng trăm tài khoản giả mạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước cũng đã được
Facebook ngăn chặn…
Để đấu tranh phòng, chống lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không
gian mạng, cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp:
Thứ nhất, giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử
dụng mạng và tinh thần cảnh giác trước tin đồn. Nâng cao nhận thức và năng lực
tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen hành xử
tích cực trên môi trường mạng. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và
lâu dài để mỗi người dân trở thành bộ lọc thông tin hiệu quả cho chính mình và
cộng đồng.
Thứ hai, thường xuyên theo dõi, khảo sát, đánh giá, kịp thời điều
chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách giúp quản lý
hiệu quả, vừa phù hợp với các quy tắc điều chỉnh hành vi văn hóa trong sinh hoạt
xã hội và cộng đồng, vừa theo kịp sự phát triển của mạng xã hội.
Thứ ba, cần tăng cường các biện pháp kỹ thuật. Cụ thể là, đầu tư
thỏa đáng cho các cơ quan có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng
quốc gia. Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin,
có khả năng thực hiện hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật. Đồng thời,
khuyến khích phát triển mạng xã hội của Việt Nam; phối hợp với các nhà cung cấp
dịch vụ mạng xã hội lớn từ nước ngoài, như Facebook, Google, Twitter, Youtube để
kịp thời ngăn chặn, xử lý, loại trừ những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn xã hội,
an ninh quốc gia.
ĐẤU
TRANH CHỐNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NHẰM HẠ THẤP UY TÍN CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT
NAM
Thời gian vừa qua,
lợi dụng việc một số cán bộ Quân đội sai phạm bị xử lý, nhất là sau khi UBKT
Trung ương xem xét kỷ luật những cán bộ sĩ quan quân đội liên quan đến vụ Việt
Á. Các thế lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối, cơ hội chính trị cố
tình tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ tìm cách hướng lái sang vấn đề “Đấu đá,
thanh trừng nội bộ” nhằm hạ thấp uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nhưng ai cũng biết rằng, không thể đánh tráo giữa bản chất và hiện tượng.
Bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội bắt nguồn từ lịch sử hình thành, chức
năng, nhiệm vụ, bản chất truyền thống và mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân
đội ta. Thực tiễn lịch sử gần 78 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân
đội đã khẳng định được một chân lý Quân đội Nhân dân Việt Nam dù trong bất cứ
hoàn cảnh nào vẫn luôn “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy
sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Vì độc lập của
Tổ quốc, bình an, hạnh phúc của Nhân dân, đã có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ
Quân đội anh dũng hy sinh…và sự thật đó không cho phép chúng thực hiện được
hành vi vơ đũa cả nắm, phủ nhận sạch trơn đó.
Giữ nghiêm kỷ luật Quân đội là bản chất, truyền thống tốt đẹp của
Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là cội nguồn sức mạnh để Quân đội ta
luôn chiến thắng, trưởng thành và phát triển. Trong gần 78 năm qua, cán bộ,
chiến sĩ Quân đội nhân dân đã không ngừng rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ
luật quân đội, đồng thời giữ vững kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, được
Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng, tin tưởng. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng đến các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn nhất quán thống nhất
kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh với những cá nhân, tập thể, sự
việc sai phạm. Đã có một số cán bộ, chiến sĩ, kể cả cán bộ cao cấp
trong Quân đội bị khai trừ Đảng, tước quân tịch, lĩnh án tù. Quân ủy Trung
ương, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo chỉ huy các cơ quan đơn vị trong toàn quân luôn
xem xét, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng việc, đúng tội, công khai, minh
bạch, không có vùng cấm, không bao che, giấu giếm… đã làm cho Đảng, Nhà nước,
nhân dân hiểu hơn, đánh giá đúng hơn và thêm tin tưởng, yêu qúy, qua đó góp
phần để Quân đội thêm trưởng thành, vững mạnh. Trong khi đó, các thế lực
thù địch, phản động, đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đã lợi dụng sai
phạm đơn lẻ, “con sâu làm rầu nồi canh” của một số cán bộ, chiến sĩ để
cố tình tiến hành âm mưu, thủ đoạn bôi nhọ, vu cáo nhằm hạ thấp uy tín Quân
đội. Họ thổi phồng các vi phạm, bóp méo sự việc, thậm chí là bịa đặt, vu
cáo một cách vô căn cứ, theo kiểu võ đoán, áp đặt, vơ đũa cả nắm, phủ nhận sạch
trơn.
Chúng ta cần bình tĩnh, tỉnh táo, tin tưởng vào sự nghiêm minh của kỷ
luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội. Những hình thức kỷ
luật cũng như các bản án nghiêm khắc, nhân văn không làm Quân đội yếu đi, mà
ngược lại sẽ giúp Quân đội trưởng thành, phát triển hơn. Điều quan trọng là
mỗi cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị trong Quân đội phải luôn đoàn kết
thống nhất, chủ động rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, chấp hành
nghiêm kỷ luật Quân đội, kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, trở thành tấm
gương mẫu mực để cả cộng đồng tin tưởng, yêu thương và học tập, để ngăn
chặn hiệu quả sự lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Đồng thời kiên quyết đấu
tranh chống âm mưu chống phá của các thế lực thù địch phản động, đối tượng chống
đối, cơ hội chính trị cố tình tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ nhằm hạ thấp uy
tín của Quân đội nhân dân Việt Nam./.
DHH-NNTV
0 nhận xét:
Đăng nhận xét