Hai năm qua, dưới sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng, công
tác phòng, chống tham nhũng đã đưa ra xét xử nhiều vụ án liên quan tới các cá
nhân, tổ chức, trong đó có cả Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng, Chủ tịch Thành
phố.
Chính vì vậy đã có không ít bài viết phản động nói xấu
chế độ, nói xấu Đảng để “sinh” ra những vụ “Đại án” đó. Trong bài viết: “Cách mạng VN nuốt chửng đàn
con hay chúng đang gặm nhấm di sản cha anh?” của TS Nguyễn Hữu Liêm, BBC từ
San Jose, California, Hoa Kỳ 15 tháng 6 năm 2022 và một số bài viết khác về vụ
án“ Việt Á” viết chuyện chống tham nhũng ở Việt Nam; họ đã so sánh cách mạng Việt
Nam với Cách mạng Pháp và quy luật. Họ cho rằng những thành phần rường cột
tham gia Cách mạng cuối cùng chính họ sẽ bị Cách mạng trừng phạt, tiêu diệt.
Đó là một quy luật sắt đá và trớ trêu, áp dụng không
chỉ cho cuộc Cách mạng Pháp hơn hai thế kỷ trước, mà có thể cho cả Cách mạng
XHCN do Đảng CS VN thực hiện. Chúng cho rằng Vụ án Việt Á cho thấy quản lý nhà
nước ‘có vấn đề’. Từ đây họ muốn thay đổi thể chế chính trị: “Nếu thể chế chính
trị Việt Nam ngày nay không được thay đổi toàn diện từ cơ bản thì dù có bao
nhiêu bản án nghiêm khắc, bao nhiêu bài học đạo đức cho cán bộ vẫn sẽ không đi
đến đâu cả. Mặc cho Đảng ta có tiếp tục cầu cơ hương linh Bác Hồ, nhưng linh ứng
Người nay đã nguội tàn.” Những bài viết của chúng mang tính vừa ca ngợi Cách mạng
mang về nền độc lập cho dân tộc nhưng đồng thời cũng từ đấy chúng lý luận cho
việc hậu quả hiện tại về việc quản lý Nhà nước, việc phòng chống tham nhũng của
Đảng ta hiện nay cần thay đổi thể chế xã hội để phù hợp hơn; mục đích của chúng
là phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh Đảng cộng sản cần có những
chính Đảng khác nhằm minh bạch việc quản lý để không dẫn tới các Vụ án như Việt
Á, vụ án Nhật Cường Mobile, vụ án PVC,…Nhưng qua những bài viết cùng như ví dụ
thực tiễn chúng đều thể hiện một chiều không bao quá, không logic, không có lý
luận khoa học, không mang tính lịch sử và mang tính chất cá nhân để phủ nhận
thành quả Đảng ta đã đạt được. Chúng
không biết rằng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là chế độ xã hội ưu
việt và vì nhân dân.
Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại bước sang giai
đoạn mới là chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa, có nhiều thành tựu trong giải phóng,
phát triển lực lượng sản xuất, phát triển khoa học và công nghệ, nên đã đạt được
năng suất lao động cao. Song, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những
mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó; các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, các tệ nạn
xã hội, nhất là khi đại dịch COVID-19 diễn ra lại càng làm bộc lộ rõ bản chất
chế độ chính trị - xã hội của các nước này không vì sức khỏe, hạnh phúc của đại
đa số nhân dân lao động.
Các phong trào đấu tranh phản kháng xã hội đã bùng nổ
mạnh mẽ, với những nội dung và hình thức mới ở nhiều nước tư bản phát triển
trong thời gian qua, càng làm bộc lộ rõ sự thật về những mâu thuẫn mang tính bản
chất không thể hóa giải của chế độ tư bản chủ nghĩa. Đại dịch COVID-19 kéo dài
đã đẩy kinh tế thế giới rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ
năm 1930, kéo tăng trưởng xuống mức âm 3,1% , chúng ta cũng chịu ảnh hưởng nặng
nề của dịch bệnh nhưng tăng trưởng kinh tế năm 2021 vẫn ở mức 2,58%. Tỷ lệ lạm
phát của nền kinh tế thế giới năm 2021 ở mức 4,3%, của Việt Nam lạm phát năm 2021 là 1,84%, thấp nhất kể
từ năm 2015, Việt Nam cũng đang là một “làn gió ngược”
trong xu hướng lạm phát của thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Thể
hiện được rằng với sự lãnh đạo của Đảng với cơ chế hiện tại là phù hợp với thực
tiễn hiện nay.
Đồng thời các bài viết của chúng chưa nêu được những
thành quả trong thời gian gần đây của việc Đảng lãnh đạo cũng như xác định tầm
nhìn và định hướng, mục tiêu trong Đảng Đại hội XIII. Đảng ta đã đề ra các chỉ
tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, trong đó: “Tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình
quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD”.
Hai là, đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng,
Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập
trung bình cao. Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Đảng ta xác
định 12 định hướng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó về lĩnh vực
kinh tế là: “Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng…;
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
Ba là, đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Việt
Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một
nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong bài: Bàn luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay - Khoa học và niềm tin PGS, TS. LƯU NGỌC KHẢI Đại tá,
Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng. Với
trí tuệ, bản lĩnh chính trị vững vàng, đường lối lãnh đạo đúng đắn, kinh nghiệm
lãnh đạo quý báu của Đảng, sự ủng hộ, chung sức, đồng lòng của nhân dân, khát vọng
về một đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc và mục tiêu đưa nước ta trở thành
nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ trở thành hiện thực./.
P.X.T - K3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét