Sự phát triển nhanh chóng của intenet, mạng xã
hội đã đem lại những lợi ích thiết yếu trong đời sống xã hội, tạo ra môi trường
cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử dụng thông tin và thâm nhập vào cuộc
sống của mọi người trên khắp thế giới. Xã hội hiện đại, mọi người
thường nhắc nhau về kỹ năng ứng xử nơi công cộng, kỹ năng ứng xử ở nơi công
cộng như trường học, công sở hay kỹ năng ứng xử trong gia đình…mà dường như
chưa đề cập nhiều đến kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội…
Văn
hóa ứng xử trên MXH bao hàm cả mối quan hệ giữa con người và môi trường xung
quanh, biểu hiện ở chỗ mỗi người biết góp phần tuyên truyền trên MXH về bảo vệ
môi trường thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh, sạch, đẹp, an toàn,
lành mạnh, thân thiện; biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các loài động vật,…
Văn hóa ứng xử trên MXH còn thể hiện trong mối quan hệ với chính bản thân, với
các giá trị như sự khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, có chính kiến, lập trường,
quan điểm rõ ràng; tinh thần cầu thị, học hỏi, không tự kiêu, tự đại hoặc tâm
lý tự ti, thiếu tin vào bản thân,… Mối quan hệ trên MXH có phạm vi rộng lớn, đa
dạng và khó kiểm soát hơn mối quan hệ trong đời thực. Một cư dân mạng có thể có
thiết lập quan hệ bạn bè khắp thế giới, không bị giới hạn bởi không gian, thời
gian, không phân biệt chủng tộc, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, nghề
nghiệp,… Một cá nhân có thể tham gia nhiều MXH khác nhau với danh tính được
công khai, cũng có thể ẩn danh, thậm trí mạo danh người khác. Có trường hợp một
người tham gia một MXH với nhiều tài khoản khác nhau.
Trên
mạng xã hội hiện nay xuất hiện rất nhiều nhân vật được coi là “thủ lĩnh tinh
thần”, “người dẫn dắt dư luận”. Một số nhân vật nổi tiếng chỉ bằng cách đưa những
câu chuyện “sốc” nhưng vô tình đã “tung hỏa mù” làm “bẩn” môi trường mạng xã
hội. Có kẻ thì núp dưới chiêu bài từ thiện đánh vào tâm lý thương người của số
đông để trục lợi; cá biệt cho kẻ còn lợi dụng những mâu thuẫn giữa chính quyền
và người dân để đưa chuyện không đúng lên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ,
kích động… Và trong sự “nổi tiếng” của những đối tượng này có một phần trách
nhiệm của mỗi người dân chúng ta khi tham gia mạng xã hội, vô tình hay cố ý, bị
cuốn theo những cuộc tranh luận do họ dựng lên có chủ đích xấu. Mạng xã hội có
xây dựng được văn hóa ứng xử lành mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào hành vi
của mỗi người sử dụng, do đó chúng ta phải có trách nhiệm hơn trong mỗi lời
nhận xét, phê bình, hay gắn biểu tượng cảm xúc của mình khi tham gia mạng xã
hội. Chính vì sự đa dạng và phức tạp về nội dung và hình thức khi giao tiếp
trên mạng xã hội, vì vậy, mỗi người khi tham gia mạng xã; kỹ năng đối phó với
dư luận xã hội; kỹ năng vượt qua khủng hoảng mạng xã hội.
Trong
Quân đội nhân dân Việt Nam, đội ngũ thanh niên mà phần nhiều là những
người trẻ, có nhu cầu sử dụng mạng xã hội cao. Tuy nhiên, do quy định và môi
trường hoạt động, cán bộ, đoàn viên, thanh niên Quân đội tuy không có nhiều
thời gian sử dụng mạng xã hội, nhưng họ đang chịu tác động khá toàn diện
từ môi trường này với những mặt tích cực, tiêu cực đan xen, thậm chí khó phân
biệt. Bên cạnh những kiến thức bổ ích trên các lĩnh vực, như: thông tin nhanh
chóng, sự kết nối, giao lưu, tương tác trong hoạt động đoàn ở mọi lúc, mọi nơi
trong toàn quân, toàn quốc,… được đội ngũ cán bộ đoàn khai thác, phục vụ cho
nhu cầu cá nhân và quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thì những mặt trái
của mạng xã hội cũng tác động tiêu cực đến đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh
niên Quân đội, nhất là những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội của
các thế lực thù địch, phần tử phản động, v.v. Thực tế cho thấy, việc tham gia
mạng xã hội của cán bộ, đoàn viên, thanh niên Quân đội cơ bản đảm bảo đúng các
quy định, lan truyền những hình ảnh, hoạt động đẹp,… song, một số ít còn bộc lộ
hạn chế, nhất là kỹ năng giao tiếp, có bình luận phản cảm, đưa những hình ảnh
lên mạng không đúng quy định, sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với bản sắc văn
hóa của dân tộc, v.v.
Nhận
thức rõ điều đó, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn trong toàn
quân đã có nhiều hình thức, biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử trên mạng xã
hội cho đoàn viên nói chung, cán bộ đoàn nói riêng và đạt được những kết quả
nhất định, song, hiệu quả chưa cao, chưa vững chắc. Vì thế, nâng cao kỹ năng
ứng xử văn hoá trên mạng xã hội cho thanh niên trong Quân
đội hiện nay là yêu cầu khách quan; biện pháp quan trọng, ứng xử có văn hóa,
lan tỏa lối sống lành mạnh… góp phần xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại./.
MD-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét