Tham nhũng và xử lý tham nhũng là vấn đề lớn của tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong nhiều năm qua, truyền thông các nước đã đề cập và cộng đồng quốc tế đều biết đến việc đó, thực tế có rất nhiều quan chức ở các nước trên thế giới, thậm chí là các nguyên thủ quốc gia đã bị truy tố, xử tù vì tội tham nhũng. Cụ thể như cựu tổng thống Pháp N.Sarkogy, cựu tổng thống Indonesia Suharto, cựu tổng thống Argentina C.Fernandez, nữ tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, … Cũng chính vì xuất phát từ thực tế đó, Liên hợp quốc đã ban hành những Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng, được nhiều quốc gia quan tâm, ủng hộ và tham gia làm thành viên.
Đối với Việt Nam là thành viên
có trách nhiệm, những quy định của Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng
được Việt Nam thực hiện nghiêm túc, với các nội dung được quy định cụ thể trong
Bộ luật Hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Có thể nêu ra ở đây về Điều 92 – Luật Phòng, chống tham nhũng
đã quy định: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác
nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã
nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác”. Như vậy, pháp luật về phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam là không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền”
đối với bất kể ai, cho dù người đó có giữ chức vụ gì đi chăng nữa.
Thế mà kẻ tự xưng kẻ tự xưng
danh “Lực lượng cứu quốc” đã xuyên tạc, vu khống rằng: quan cộng sản phạm tội
thì có đảng trưởng (ý của Y là nói đến Tổng bí thư) tùy nghi xét xử, không cần
dùng đến pháp luật… rằng: ông Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cho phán quan Đào Bá Sơn
đưa một số quan chức ra xử riêng cho nhẹ tội. Ở đây, ta thấy “Lực lượng cứu quốc”
tự phủ nhận lời nói của mình, khi thì phán bừa là quan chức không bị pháp luật
xử lý, chỉ bị kỷ luật về đảng, khi lại nói quan chức bị pháp luật xử nhẹ?!
Trong các văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện
quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”.
Quan điểm luôn xuyên suốt và nhất quán trong công tác phòng, chống tham nhũng từ
trước đến nay của Đảng là sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng
cấm”, không có ngoại lệ. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Việc
xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong
muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự
nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch,
vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải
làm và kiên quyết làm”.
Đồng chí Tổng Bí thư cũng yêu cầu “không
phải cốt xử nhiều là tốt, mà phải làm sao để không phải xử, không để xảy ra mới
là tốt”; xét xử không phải để dìm con người xuống tận bùn đen mà là xử đúng người,
đúng tội. Có thể thấy quan điểm về phòng, chống tham nhũng của Đảng ta và cá
nhân đồng chí Tổng Bí Thư rất nhân văn trong xử lý tội phạm tham nhũng là để
giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn là chính. Quan điểm đó đã được
tuyệt đại đa số người dân đồng tình, ủng hộ. Không chỉ bằng lời nói, cả hệ thống
chính trị nước ta đã và đang rất quyết liệt trong việc hoàn thiện cơ chế kiểm
soát quyền lực; hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xây dựng các
quy định để quản lý, xác minh tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền
hạn; cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng; đổi mới chế
độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước…
Đối với các vụ việc, vụ án sau khi được làm rõ, các cơ quan chức năng đều đã kịp
thời cung cấp thông tin cho báo chí và các cơ quan thông tin, truyền thông để
phản ánh, đăng tải để thông tin đến mọi người dân.
Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách hợp lý. Toà
án xét xử dựa trên các quy định của pháp luật, để xem xét, luận tội căn cứ vào
các hành vi, chứng cứ phạm tội, “án tại hồ sơ”, chứ không phải “xét xử theo lệnh
của Đảng”, hay “đảng trưởng tùy nghi xét xử” như sự bịa đặt, vu khống của kẻ
xưng danh “Lực lượng cứu quốc”.
Rõ ràng, sự xuyên tạc, vu khống
trắng trợn của kẻ tự xưng danh “Lực lượng cứu quốc” là hoàn toàn sai trái và phản
tác dụng, người dân Việt Nam chân chính và cộng đồng tiến bộ trên thế giới luôn
đủ nhãn quan chính trị, vốn hiểu biết, nguồn thông tin để thấy rõ bộ mặt phản động,
bịa đặt, bôi nhọ, chống phá đất nước của chúng./.
=TXD-H2=
0 nhận xét:
Đăng nhận xét