Sự bùng nổ
công nghệ thông tin và truyền thông xã hội, nhất là mạng xã hội liên tục được hỗ
trợ bởi những công nghệ mới ngày càng tiện ích hơn, mang lại nhiều giá trị tích
cực, trở thành kênh thông tin quan trọng, thúc đẩy quá trình giao tiếp và kết nối
xã hội. theo số liệu thống kê của Bộ TT-TT, Việt Nam có hơn 360 mạng xã hội được
cấp phép và đang hoạt động, với khoảng 55 triệu người sử dụng (chiếm khoảng 57%
dân số), chủ yếu sử dụng các mạng xã hội lớn như: Facebook, YouTube, Zalo,
Tiktok… Ưu điểm của báo điện tử và mạng
xã hội là thông tin nhanh, sức lan tỏa thông tin rộng; việc tiếp cận thông tin
trên mạng xã hội khá thuận tiện; đối tượng tiếp cận mạng xã hội rất phong phú,
đa dạng, nhiều thành phần (trong đó không ít người có trình độ, nhận thức chính
trị còn tương đối hạn chế và có thói quen theo dõi các trang thông tin không
chính thống trong nước và nước ngoài). Chính vì vậy, các thế lực thù địch đã lựa
chọn mạng xã hội là một mũi tấn công, xuyên tạc, tuyên tuyền chống phá hệ tư tưởng,
quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chống phá Đảng và Nhà nước
ta nhằm mục đích làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Để
góp phần đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, hành vi lợi dụng mạng xã
hội để tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta, mỗi cán bộ, đảng viên cần
nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, tuân thủ nghiêm Điều lệ Đảng, chấp hành
nghiêm pháp luật về an ninh mạng. Đồng thời, tự xây dựng cho mình cách ứng xử
văn minh, thể hiện chuẩn mực, tư cách của người đảng viên trong cuộc sống hằng
ngày và khi tham gia mạng xã hội, nhất là đối với đảng viên là thanh niên, đoàn
viên trẻ - những người thường xuyên theo dõi, sử dụng thông tin trên các trang
mạng xã hội.
Vì vậy, để
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn ngừa hoạt động này, mỗi cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân cần nâng cao nhận thức và nêu cao tinh thần cảnh
giác trước những hành vi lợi dụng internet và mạng xã hội để tuyên truyền các
luận điệu xuyên tạc về Đảng và Nhà nước ta. Phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên
và mọi người dân thấy rõ đâu là thông tin chính thống, đâu là thông tin bịa đặt,
có dụng ý xấu để cảnh giác, đề phòng trước những luận điệu xuyên tạc, sai trái
của các thế lực thù địch, phản động.
Bên cạnh đó,
phải thực sự coi trọng công tác giáo dục lý luận chính trị, tổ chức hiệu quả việc
học tập, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tự tạo dựng cho bản
thân nền tảng tri thức chính trị - xã hội đúng đắn, khoa học, đủ khả năng “tự đề
kháng”, đủ trình độ nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái trên
các trang mạng xã hội.
Khi tham gia
tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội, cần tỉnh táo nhận diện đâu là thông tin tốt,
thông tin xấu, đâu là thông tin có cơ sở, thông tin xuyên tạc, bịa đặt; không
tham gia bình luận, chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc bị lôi cuốn
theo những giọng điệu mỹ miều, xảo trá của các thế lực thù địch và những phần tử
cơ hội mà dẫn tới sự lệch chuẩn về tư tưởng, đạo đức và lối sống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét