Tính
đến thời điểm hiện nay, MXH TikTok đang trở thành một nền tảng nổi bật và phát
triển nhanh chóng, phổ biến rộng rãi, đặc biệt là trong giới trẻ. Theo số liệu
trên trang Statista, nếu như năm 2017, MXH này chỉ có khoảng 65 triệu người
dùng thì tính đến tháng 01/2022, số người sử dụng MXH TikTok đã lên tới hơn 01
tỷ tài khoản. Sau gần 07 năm phát triển, TikTok đã trở thành một trong những
MXH được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, số người sử dụng
MXH TikTok cũng tăng nhanh. Với đặc điểm là những video được đăng tải có nội
dung ngắn gọn, dễ xem, dễ nhớ, TikTok trở thành một công cụ hiệu quả để lan tỏa
những thông điệp tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là trong cuộc chiến với đại dịch
Covid-19.
Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, TikTok cũng đã và đang bộc lộ nhiều tiêu cực.
Dạo một vòng TikTok, không khó để bắt gặp những trào lưu phản cảm, độc hại như:
Sex jokes (trò đùa tình dục); nhảy múa khoe thân; quảng cáo phim 18+, thuốc
kích dục; giả vờ nghiện ma túy; kỳ thị vùng miền,… gây ra làn sóng tranh cãi
gay gắt trong dư luận. Ðặc biệt, gần đây, trào lưu "săn mây" trên máy
bay của một TikToker có đông người theo dõi đã mở màn cho hàng loạt trào lưu
gây mất an ninh, an toàn hàng không. Sự việc chưa lắng lại thì chỉ một vài ngày
sau, trên TikTok lại xuất hiện trào lưu "nhảy múa trên đường băng".
Khởi đầu trào lưu là việc một TikToker đăng tải video mình uốn éo trên đường
băng khi máy bay đang di chuyển. Nối tiếp trào lưu đó, một nữ hành khách khác lại
"gây bão" MXH khi thản nhiên ngồi xổm lên băng chuyền hành lý tại sân
bay Tân Sơn Nhất khiến dư luận bất bình. Thậm chí, nhiều trào lưu trên TikTok
còn đặt người tham gia vào nguy hiểm khi bày ra những thử thách chết người...
Câu
hỏi đặt ra là tại sao thời gian gần đây, nhiều trào lưu độc hại trên TikTok lại
nở rộ và phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ, thậm chí là vượt qua cả Youtube và
Facebook
Ðiều
này có thể lý giải bằng cơ chế hoạt động của TikTok. Khác với hai "đàn
anh" là Youtube hay Facebook, TikTok cung cấp cho người dùng một chế độ
xem tự do và đơn giản hơn, tư duy lý trí của người dùng không còn cần thiết khi
các yếu tố kích thích như âm thanh, hình ảnh xuất hiện liên tục. Người dùng chỉ
cần bật TikTok là có nội dung xem tức thì, mà không cần suy nghĩ lựa chọn. Nếu
người dùng không thích nội dung đang phát, phần tiếp theo video đã sẵn sàng để
xuất hiện. Ngay cả việc lựa chọn nội dung xem của người dùng cũng là một quá
trình được hình thành dựa vào đề xuất của thuật toán. Ðể hiểu nhu cầu của người
dùng, TikTok thống kê chính xác xem người dùng có tích cực phản hồi về các
video được hệ thống đề xuất hay không? Ðiều đó thể hiện qua thời gian xem, lượt
tương tác, từ đó hệ thống sẽ dần dần làm rõ sở thích của người dùng, và hình
thành một phong cách thống nhất. Người dùng sẽ tin tưởng chắc chắn vào các ý kiến,
quan điểm đã được xác lập và thậm chí trở nên thỏa mãn, và mất đi khả năng suy
nghĩ, phân tích, sàng lọc thông tin, mất đi cả quyền lựa chọn độc lập và tư duy
lý trí trong quá trình tham gia TikTok.
Có
thể thấy đối tượng sử dụng MXH TikTok đa phần là những người trẻ, thanh thiếu
niên đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhận thức, dễ bị thu hút bởi
những nội dung mới, "lạ", "độc", thậm chí là quái gở, phản
cảm, trái với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức. Với cơ chế hoạt động của
TikTok, clip càng thu hút nhiều người xem, những nội dung này lại càng được đề
xuất, lên xu hướng, rồi nghiễm nhiên trở thành trào lưu. Từ đây, giới trẻ lại
tiếp thu và làm theo, đu theo xu hướng một cách mù quáng khiến cho những trào
lưu vô thưởng vô phạt, thậm chí độc hại có cơ hội phổ biến nhiều hơn. Hậu quả
là có không ít trẻ em là nạn nhân "nhiễm độc" thụ động từ chính những
trào lưu nguy hiểm trên TikTok. Trong số các trường hợp này có thể kể đến trường
hợp bốn học sinh Trường trung học cơ sở ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt
chước video trên TikTok rồi rủ nhau lên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai ném đá
vào xe ô-tô đang lưu thông; hay bé trai 10 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh phải nhập
viện trong tình trạng vẹo cổ, đầu nghiêng sang một bên sau khi bắt chước một
trò chơi nguy hiểm trên MXH.
Tuy
nhiên, Công văn chưa đề cập đến MXH TikTok, một MXH có cơ chế hoạt động khác biệt
so với Youtube và Facebook, đã có từ năm 2016. Ðáng nói hơn, hiện nay chính
Facebook và Youtube dường như cũng đã nhanh chóng học hỏi cơ chế hoạt động của
TikTok, với sự ra đời của Facebook Stories và Youtube Shorts? Thực tế này đòi hỏi
các cơ quan quản lý cần tiếp tục bám sát sự dịch chuyển của xu thế MXH, để có
những biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Nhiều ý kiến cho rằng, với
mức xử phạt các hành vi vi phạm trên môi trường MXH hiện còn quá nhẹ, người vi
phạm chủ yếu chỉ bị xử phạt hành chính với mức phạt vài triệu đồng là chưa đủ sức
răn đe. So với món lợi "khổng lồ" từ quảng cáo, truyền thông trong một
clip viral (phổ biến), thì mức phạt này chỉ là quá nhỏ. Chính bởi hình phạt
chưa thích đáng cho hành vi vi phạm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra
tình trạng "ngập tràn rác" trên không gian mạng. Mà với TikTok, những
rác mạng ấy chính là miếng mồi béo để các TikToker câu like, câu view, tăng
tương tác. Do đó các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, rà soát, cân nhắc mức xử
phạt các hành vi vi phạm trên môi trường MXH để đủ sức răn đe, ngăn chặn, đặc
biệt, phải có chế tài đặc thù xử phạt đối với những hành vi vi phạm đã bị xử lý
nhiều lần.
Về
phía TikTok, trước phản ứng của dư luận, nền tảng xã hội này đã cố gắng xây dựng
và cập nhật thường xuyên bộ Tiêu chuẩn cộng đồng, để từ đó thực hiện công tác
kiểm duyệt nội dung, bảo đảm sức khỏe thể chất và tinh thần cho người sử dụng.
Như từ tháng 3/2019, TikTok đã nâng cấp chế độ và dịch vụ dành riêng cho thanh
thiếu niên. Người dùng có thể sử dụng ứng dụng để bật chế độ dành cho thanh thiếu
niên theo yêu cầu, cho phép họ xem các video đã được sàng lọc để phù hợp với lứa
tuổi. Tuy nhiên, thực tế TikTok đang cho thấy có nhiều lỗ hổng trong cách thức
kiểm duyệt nội dung dựa trên "Tiêu chuẩn cộng đồng", cũng như cách vận
hành các chế độ dành cho thanh thiếu niên không thật sự bám sát đối tượng.
Chính vì vậy, TikTok cần phải siết chặt hơn trong khâu kiểm duyệt với những nội
dung độc hại, nỗ lực tìm ra biện pháp cải thiện công nghệ thuật toán của mình để
có khả năng phán đoán tốt hơn cho các nội dung kiểm duyệt, góp phần xây dựng một
nền tảng MXH với những video giải trí sạch và chất lượng. Và trên hết, người
dùng TikTok cần phải cẩn trọng, có ý thức tự bảo vệ mình khi sử dụng MXH, thông
qua việc tự tạo một "bộ lọc" phù hợp cho bản thân. Hiện nay, MXH
TikTok đã có cơ chế ngăn chặn và báo cáo các nội dung phản cảm, vô bổ, thậm chí
gây hại cho cộng đồng.
Do
đó, để bảo vệ mình, người dùng cần sử dụng hiệu quả các tính năng này. Với những
người sáng tạo nội dung trên TikTok cần phải lưu ý xây dựng những nội dung tuân
thủ theo pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức và thuần phong mỹ tục của Việt
Nam. Riêng với đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, gia đình và nhà trường cần
phối hợp giáo dục nâng cao nhận thức của các em khi sử dụng MXH. Ðứng trước
"ma trận" những trào lưu trên nền tảng TikTok, nếu không được trang bị
những kiến thức cần thiết và các biện pháp sử dụng nền tảng một cách an toàn, đối
tượng thanh thiếu niên rất dễ bị đầu độc bởi những nội dung xấu và thậm chí vô
tình trở thành nạn nhân của những trào lưu độc hại./.
NQV-QSDP
0 nhận xét:
Đăng nhận xét