Tham
nhũng là một thuộc tính trong xã hội có giai cấp. Chống tham nhũng, vì thế, là
cuộc đấu tranh lâu dài, cam go và vô cùng phức tạp. Ở nước ta, tham nhũng được
xác định là một trong những nguy cơ hàng đầu đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của
chế độ. Chính vì vậy, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh của
toàn Đảng, toàn dân. Mục tiêu của cuộc đấu tranh lâu dài, cam go, phức tạp này
là vì nhân dân...
Chấn
chỉnh nhận thức lệch lạc, suy diễn tiêu cực. Sở dĩ phải nhắc lại, nhấn mạnh những
vấn đề nguyên tắc có ý nghĩa căn bản trên đây là bởi, trong dư luận xã hội đã
và đang nảy sinh những nhận thức lệch lạc về nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực hiện nay. Trên không gian mạng, những đối tượng có tư tưởng thù địch,
chống đối đã suy diễn rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay thực chất
là “cuộc thanh trừng nội bộ”, là “các phe phái trong Đảng đấu đá lẫn nhau”...
Những cụm từ như “bê bối”, “đụng đến đâu sai đến đó”, “tham nhũng cả hệ thống”,
“càng chống, tham nhũng càng nhiều”... được họ sử dụng để chứng minh cho kiểu
suy diễn sai lệch, tiêu cực nói trên.
Vấn
đề này được nhiều phương tiện truyền thông phát tiếng Việt có tư tưởng thù địch
ở hải ngoại tập trung khai thác, làm căn cứ để thực hiện các chiến dịch tuyên
truyền xuyên tạc, chống phá đất nước với quy mô, cường độ ngày càng tăng. Một bộ
phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... nảy sinh tư tưởng làm việc cầm
chừng, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám đột phá, sáng tạo...
Cán
bộ chủ chốt, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị giống như là
những “đầu tàu”. Khi “đầu tàu” gặp trục trặc, bị hỏng hóc phải thay thế, tất yếu
sẽ có ảnh hưởng nhất định đến cả hệ thống. Những dao động, xáo trộn về tâm lý,
tình cảm... trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức của hệ thống ấy
là trạng thái tâm lý bình thường. Tuy nhiên, nếu để nó diễn biến theo chiều hướng
cực đoan, tiêu cực, làm nảy sinh tư tưởng chán nản, bi quan, thậm chí là bất
mãn, có những phát ngôn thiếu tinh thần xây dựng, để các thế lực thù địch lợi dụng
xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước... thì đó là điều không thể chấp nhận.
Trong cán bộ, đảng viên và hệ thống chính trị, những biểu hiện đó cũng chính là
mầm mống của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều
đảng viên không được làm, cần được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Có
thể thấy, nguyên nhân của lối suy diễn tiêu cực nêu trên trước hết là do nhận
thức của một số cá nhân chưa đúng, bị tác động bởi những luận điệu sai trái do
các thế lực thù địch và phần tử phản động rêu rao, xuyên tạc. Những biểu hiện
này không phải đến bây giờ mới diễn ra mà nó tồn tại âm ỉ, là một mặt trái của
đời sống xã hội, khi có tình huống tác động lại bùng lên cục bộ. Chống tham
nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh lâu dài, cam go, phức tạp. Trong xã hội có
giai cấp, không một quốc gia, dân tộc nào có thể triệt tiêu hoàn toàn tham
nhũng. Vai trò của đảng cầm quyền và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật
chỉ có thể ngăn chặn, xử lý, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi tham nhũng.
Ở
nước ta, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chính là để làm trong
sạch bộ máy, để hệ thống chính trị phục vụ ngày một tốt hơn quyền và lợi ích của
nhân dân. Chính vì vậy, việc điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi
tham nhũng, tiêu cực, không có mục đích nào khác ngoài việc để cán bộ, đảng
viên và cả hệ thống chính trị xứng đáng hơn với niềm tin và sự phó thác của
nhân dân.
Với
bản chất nhân đạo, nhân văn xã hội chủ nghĩa, việc kiểm tra, điều tra, xử lý
nghiêm minh những cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực là để nâng cao hiệu quả
phòng ngừa, ngăn chặn, với tinh thần “chặt cành để cứu cây”, “kỷ luật một người
để cứu muôn người”... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần phát biểu, khẳng
định, kỷ luật, xử lý đồng chí, đồng đội của mình là rất day dứt, đau xót, nhưng
đó là việc phải làm, không thể khác được. Phải làm nghiêm, làm mạnh để ai cũng
phải có ý thức giữ mình trong sạch, ai đã trót “nhúng chàm” thì phải tự gột rửa
để xứng đáng hơn với niềm tin, sự gửi gắm của nhân dân.
Như
vậy, để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh thì việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và hệ thống chính trị phải
làm thường xuyên, kiên trì, kiên quyết. Việc nhiều cán bộ cấp cao, đứng đầu một
số bộ, ngành, địa phương... suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
tham ô, tham nhũng bị điều tra, xử lý là một tổn thất, một nỗi đau của Đảng,
nhưng để cơ thể khỏe mạnh, không thể không “phẫu thuật” cắt bỏ những “khối u”,
những “tế bào” độc hại...
Là
cán bộ, đảng viên, chúng ta không vui sướng, hả hê khi đồng chí, đồng đội mình
suy thoái, biến chất, nhưng cũng không thể thờ ơ, bàng quan, vô cảm, thấy đúng
không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; càng không thể chỉ thấy hiện tượng mà
quên bản chất, dẫn đến nảy sinh tư tưởng sợ sai, sợ trách nhiệm... Để thúc đẩy
phát triển, phải gắn chặt giữa đoàn kết và đấu tranh, giữa xây và chống với
tinh thần lấy xây để chống. Trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay,
khi Đảng, Nhà nước ta ngày càng siết chặt kỷ luật, kỷ cương, những thành phần
“sâu mọt” trong nội bộ tổ chức đảng và hệ thống chính trị sẽ tiếp tục được lôi
ra ánh sáng công lý.
Với
nhận thức, bản lĩnh của cán bộ, đảng viên, chúng ta phải đi sâu vào bản chất, đặt
lợi ích của quốc gia, dân tộc, quyền lợi của nhân dân lên trên hết để thấy rõ
tính nhân đạo, nhân văn của Đảng. Những luận điệu cho rằng, Đảng, Nhà nước
“thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực”, “đấu đá phe cánh”... thực chất
là những luận điệu phản động, hại dân, hại nước. Cán bộ, đảng viên, công nhân
viên chức trong hệ thống chính trị cần nêu cao bản lĩnh, nhận thức thấu đáo bản
chất vấn đề để củng cố trận địa tư tưởng chính trị, trau dồi phẩm chất đạo đức,
xây dựng và tăng cường lòng tin trong nhân dân đối với công cuộc xây dựng, chỉnh
đốn Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Công
tác kiểm tra phải đi trước một bước
Phát
biểu kết luận cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực tổ chức ngày 27-4-2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:
Từ thực tế công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã rút ra kinh nghiệm
hoàn toàn đúng cả về lý luận, thực tiễn và đường lối. Đó là công tác kiểm tra của
Đảng phải đi trước một bước, kiểm tra dấu hiệu vi phạm, cứ có dấu hiệu là Ủy
ban kiểm tra có quyền vào kiểm tra. Đây là kinh nghiệm hay, đúng nguyên tắc, kỷ
luật Đảng trước, rồi đến kỷ luật về hành chính, tiếp đến là xử lý hình sự...
Các vụ án đã được xử lý nghiêm nhưng cũng rất nhân văn, tài sản thu hồi lớn,
nhưng cái lớn nhất vẫn là củng cố, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước và cả hệ thống chính trị...
Hiện
nay, nhiều địa phương trong cả nước đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Tinh thần của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và chỉ đạo của Tổng Bí thư cần được cụ thể
hóa thành chủ trương, giải pháp, hành động thiết thực ở mỗi địa phương. Đặc biệt
là vai trò của công tác kiểm tra. Công tác kiểm tra phải đi trước một bước để sớm
phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngay trong mỗi tổ chức đảng và
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sự đi trước của tổ chức đảng trong kiểm tra, xử lý
sai phạm vừa là tính tiên phong trong lãnh đạo, vừa thể hiện tính nhân đạo,
nhân văn, mọi chủ trương, hành động của Đảng đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc
và quyền lợi của nhân dân./.
PVP-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét