Hiện
nay, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đứng trước nhiều
thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trước tình hình đó, đòi hỏi toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta phải quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của
“thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc và tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi chủ
trương, đường lối của Đảng ta về xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc
phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy Đại hội XIII của Đảng đưa ra những vấn đề cơ bản về xây
dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa như sau:
Một
là, xây dựng “thế trận lòng dân” được đặt trong quan điểm nhất quán “dân
là gốc”, nhân dân là chủ thể, là trung tâm của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc
Bài
học sâu sắc nhất mà Đảng ta rút ra từ thực tiễn cách mạng là huy động, tập hợp
được đông đảo quần chúng nhân dân, nhân dân thực sự là trung tâm của mọi quan
điểm, đường lối lãnh đạo. Tư tưởng dựa vào dân, lấy dân làm gốc, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc luôn nhất quán, xuyên suốt trong đường lối
quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Đại hội VI của Đảng xác định “trong toàn bộ
hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc”. Đại hội VII
và Đại hội VIII, bài học “lấy dân làm gốc” tiếp tục được Đảng ta khẳng định, Đại
hội IX chỉ rõ “đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân”… đến Đại
hội XII, tư tưởng “dân là gốc” tiếp tục được khẳng định, trở thành một trong 5
bài học được Đảng ta đúc kết: “đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân
là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ,
tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Phát
triển tư tưởng “dân làm gốc”, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đặt xây dựng “thế
trận lòng dân” trong quan hệ nhất quán với tư tưởng phát huy vai trò của nhân
dân, nhân dân là chủ thể của công cuộc đổi mới, của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, Đại hội XIII xác định: “trong mọi công
việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là
gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Như
vậy, quan điểm xây dựng “thế trận lòng dân” theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
là thống nhất và kế thừa quan điểm “dân là gốc”. Cuộc sống, nguyện vọng, lợi
ích chính đáng của nhân dân, hạnh phúc ấm no của nhân dân là cơ sở xây dựng “thế
trận lòng dân” vững chắc. Ở chiều ngược lại, xây dựng “thế trận lòng dân” vững
chắc là điều kiện bảo đảm thắng lợi của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhân dân thực
sự là chủ thể, là trung tâm của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai
là, đặt xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc
phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc
Nhất
quán quan điểm về xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, Đại hội XIII tiếp tục khẳng định và nâng tầm quan điểm về “thế trận
lòng dân”, đặt vấn đề xây dựng “thế trận lòng dân” trong tính chỉnh thể với xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân.
Đại
hội XII xác định: “xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng
nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân”, tới Đại hội XIII đã có sự bổ
sung, phát triển khi khẳng định, xây dựng “thế trận lòng dân” ngay trong xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân: “xây dựng “thế trận lòng
dân”, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dânvững chắc làm nền
tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.
Có
thể thấy rằng, việc xác định “xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng
dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân” làm nền tảng
cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong Văn kiện Đại hội XIII thể hiện bước phát triển
trong tư duy lý luận của Đảng. So với các kỳ đại hội trước, “thế trận lòng
dân” được đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ với thế trận quốc phòng toàn dân
và thế trận an ninh nhân dân.
Đây
không đơn thuần là sự sắp xếp cơ học mà đó là sự khẳng định, bổ sung, có sự
phát triển mới trong tư duy của Đảng ta về đường lối quân sự, quốc phòng và nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự xác định rõ vị trí, ý nghĩa “thế trận lòng
dân”. Bởi vốn dĩ “thế trận lòng dân” nằm trong lòng thế trận quốc phòng
toàn dân và thế trận an ninh nhân dân chứ không phải nằm ngoài như một yếu tố để
tạo nền tảng. “Thế trận lòng dân” thâm nhập vào từng yếu tố, tạo sức mạnh
nội sinh từ bên trong, góp phần xây dựng, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn
dân, nền an ninh nhân dân vững chắc, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh của toàn
dân tộc, xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ba
là, đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ
Tổ quốc
Cốt
lõi của xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc chính là sự đoàn kết, thống
nhất của cả dân tộc thành một khối vững chắc xung quanh Đảng và cùng hành động
thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước;
giữ vững niềm tin, ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vì mục
tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đập tan mọi âm mưu chống phá của
các thế lực thù địch.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh
ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể dân tộc”. Do vậy, trước sự phát triển của
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, việc quán triệt quan điểm “dân là
gốc”, xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yêu cầu khách quan, là điều kiện tiên quyết
góp phần phát huy sức mạnh của dân tộc trong từng thành tố của hệ thống chính
trị, từng lĩnh vực của đời sống xã hội, trong mỗi người dân, tạo nền tảng chính
trị - xã hội vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Bốn
là, quan tâm xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc tại các địa bàn
chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, biển, đảo
Xây
dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên các địa bàn chiến lược, vùng đặc
biệt khó khăn, biên giới, biển, đảo là nền tảng phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận
an ninh nhân dân vững chắc, bảo vệ thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Đại
hội XIII xác định “kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng
cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trên từng vùng lãnh thổ, trên các địa bàn
chiến lược, biên giới, biển, đảo”. Đây là phương hướng, quan điểm chỉ đạo của Đảng
về xây dựng và củng cố “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc trên các địa bàn; là
sự cụ thể hóa quan điểm xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vào tình hình cụ thể. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền,
an ninh biên giới sẽ không thể hoàn thành nếu không dựa vào sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, “thế trận lòng dân” vững chắc./.
NTK-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét