Việt
Nam chính thức kết nối với xa lộ thông tin của thế giới vào ngày 19/11/1997.
Sau hơn 20 năm phát triển , đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những quốc
gia có tỷ lệ người dùng Internet cao nhất châu Á, đứng thứ 12/20 quốc gia dẫn đầu
thế giới về số người dùng Internet. Internet và mạng viễn thông đã trở thành
công cụ vô cùng đắt lực, là một phần tất yếu trong cuộc sống của người dân, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế
nhưng, vừa qua trên một vài trang mạng xuất hiện các luận điệu không đúng,
không phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước. Đáng lưu ý là gần đây xuất hiện một số tài liệu chống đối, xuyên tạc lịch
sử với những luận điệu hết sức phản động; một số phần tử cơ hội chính trị tập
trung chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, đòi Đảng từ bỏ quyền lãnh đạo; đòi
thực hiện đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam theo quan điểm phương Tây… Các thế lực
thù địch lợi dụng những tiêu cực nảy sinh trong một số cán bộ, đảng viên mà
chúng ta đang lên án phê phán, đấu tranh xử lý các vụ việc tham nhũng, vi phạm
quyền dân chủ của Nhân dân và các tệ nạn xã hội khác để gây tâm lý hoang mang,
mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Nhất là trong bối cảnh hiện
nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc lợi dụng
công nghệ thông tin, mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam càng trở nên
tinh vi, khó lường với mức độ nguy hiểm cao. Vì vậy để bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch trên các trang mạng
xã hội là nhiệm vụ vô cùng cấp bách.
Thực
tiễn lịch sử đã chứng minh, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
lý luận đúng đắn soi đường và dẫn dắt cuộc cách mạng của nhân dân ta, dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đi đến thắng lợi. Nó không những chỉ ra
tính tất yếu, mục tiêu, phương hướng đúng đắn mà cách mạng Việt Nam phải hướng
đến, đạt tới, mà còn chỉ ra những nguyên tắc, con đường, biện pháp, cách thức
khoa học mà nhân dân Việt Nam phải tuân thủ và thực hiện. Vì thế, nhận thức rõ
tầm quan trọng của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn
các quan điểm sai trái, thù địch, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số
35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị quyết đã
nêu những quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm củng cố tư tưởng của Đảng
trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để nâng cao hiệu quả đấu tranh, bảo vệ Cương lĩnh,
đường lối lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay cần tập trung một số giải
pháp sau:
Một
là, thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm về cuộc đấu tranh tư tưởng, lý
luận trong tình hình mới.
Đây
là giải pháp, đồng thời là yêu cầu đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cả hệ thống
chính trị cùng toàn bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nhận thức rõ cuộc đấu
tranh tư tưởng, lý luận hiện nay là một trong những nhiệm vụ chính trị mang
tính cấp bách, thường xuyên và lâu dài. Đây là cuộc đấu tranh, bảo vệ nền tảng
tư tưởng, lý luận, quan điểm của Đảng, chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; bảo vệ những giá trị tư tưởng, lý luận đúng đắn, bảo vệ những giá trị
thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã dày công xây dựng. Do vậy, Các thế lực
thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc , phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh bằng nhiều phương thức, thủ đoạn, phương tiện rất tinh vi; đặc biệt,
chúng triệt để sử dụng các trang mạng xã hội và Internet tán phát nhiều tin,
bài với các nội dung quan điểm sai trái, thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của
Đảng. Ý đồ của chúng là; nếu chưa xóa bỏ được nền tảng tư tưởng của Đảng thì
cũng tạo nên sự mơ hồ, hoài nghi, mất niềm tin của nhân dân vào chủ nghĩa
Mác-Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh. Cho nên chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ
sung, phát triển hệ thống lý luận, cung cấp luận cứ khoa học về chủ nghĩa
Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội
trước các luận điểm xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch.
Hai
là, thường xuyên đổi mới phương thức huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
đấu tranh phản bác luận điệu, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
Đây
là giải pháp cơ bản nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong đấu
tranh phản bác các quan điểm, luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội. Đa dạng hóa
hoạt động đấu tranh theo hướng thiết lập và sử dụng các trang web, blog, diễn
đàn để đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyền các quan điểm chính thống,
định hướng dư luận, phản bác hoặc tiến hành đấu tranh phản bác ngay tại các
trang mạng “độc hại” được đối tượng sử dụng. Xây dựng và mở rộng đội ngũ cộng
tác viên đưa tin, viết bài, bình luận; nâng cao chất lượng bài viết với các luận
cứ khoa học, mang tính thuyết phục cao. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp đấu
tranh trực tiếp với gián tiếp; giữa xây và chống, trong đó lấy xây là chính; chủ
động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí để đấu tranh, ngăn
chặn kịp thời và có hiệu quả.
Ba
là, chủ động bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng
trong mặt trận đấu tranh trên mạng xã hội.
Với
phương châm chỉ đạo công tác tư tưởng phải đi trước, đón đầu; không để ‘khoảng
trống” thông tin để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá. Các cơ
quan chức năng cần quan tâm nghiên cứu biên soạn các tài liệu chuyên khảo, tham
khảo để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng đấu
tranh cho các lực lượng. Nhận thức tính chất nguy hiểm của các luận điệu xuyên
tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hòng phá hoại nền tảng tư tưởng của
Đảng Cộng Sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta đã đề ra
nhiều chủ trương, biện pháp đẩy mạnh đấu tranh phản bác lại những quan điểm sai
trái, thù địch. Nghị quyết Đại hộ Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định “chủ động
và kiên quyết phê phán những quan điểm sai trái, bác bỏ những luận điệu phản động,
góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, của các thế lực thù địch; chủ
động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch.
Bốn
là, tăng cường quản lý, chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc
truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách hiệu quả.
Các
cơ quan chức năng chủ động phối hợp Bộ Thông tin Và Truyền thông triển khai các
biện pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm rà soát, sàng lọc, ngăn chặn các thông tin,
tài liệu có nội dung xấu, phản động chống phá Việt Nam do các thế lực thù địch
tuyên truyền, xâm nhập vào trong nước qua Internet, wed, blog, các tài khoản mạng
xã hội Face-book, Youtube… để xây dựng quy chế phối hợp nhằm Chủ động đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là nhiệm vụ thường
xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi
cán bộ, đảng viên; các chủ trương, giải pháp cơ bản cần được triển khai đồng bộ,
có trọng tâm, trọng điểm và có hệ thống, với hoạt động này./.
HDH-TT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét