Đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, chống phá của các thế lực thù địch là yêu cầu cấp thiết trong công
tác xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
Đại hội lần thứ IX (năm 2001) của Đảng xác định mô hình kinh tế tổng
quát của nước ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên,
các thế lực thù địch cho rằng không có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối
lập nhau, loại trừ nhau; gán ghép định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị
trường là chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục, làm
nảy sinh nhiều mâu thuẫn; nếu bỏ “cái đuôi” định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền
kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, đạt được kết quả còn lớn hơn nhiều
(?!). Các thế lực thù địch còn cho rằng, phải có sự chuyển hướng, “xoay trục”
phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam sang nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa. Vì kinh tế thị trường vốn là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy
luật của chủ nghĩa tư bản, không thể dung hòa và kết hợp với mục tiêu xây dựng
chủ nghĩa xã hội, với định hướng xã hội chủ nghĩa (?!) Nếu “ghép” định hướng xã
hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường thì chẳng khác nào “râu ông nọ cắm cằm bà
kia”, “nước với lửa”, tạo thành “đầu Ngô mình Sở”, chỉ mang đến những thất bại
(?!). Từ đó, chúng suy diễn rằng, dường như Việt Nam đã, đang “xoay trục” sang
phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa bằng việc khuyến khích phát triển
kinh tế tư nhân, tăng sự điều tiết của thị trường.
Những luận điệu trên thực chất là mưu đồ đen tối, cố tình xuyên tạc đường
lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên và nhân dân, ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng trong Đảng và xã hội. Đây
là những luận điệu hết sức phản khoa học, không có cơ sở lý luận và thực tiễn. Nền
KTTT định hướng XHCN Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp
tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan
trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Mặt khác, KTTT
là sản phẩm của nền văn minh nhân loại chứ không của riêng chủ nghĩa tư bản. Với
vai trò như một hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị
trường đã tồn tại trước CNTB, trong lòng xã hội tư bản và có thể ở những hình
thái kinh tế - xã hội sau TBCN.
Có thể thấy, những ưu thế của cơ chế kinh tế thị trường trong phát triển
lực lượng sản xuất đi đôi với hài hòa lợi ích thông qua cạnh tranh, từ đó, tạo
nên được những sản phẩm ngày một tốt hơn, chất lượng cao hơn cho xã hội. Cơ chế
kinh tế thị trường đã và đang được rất nhiều nước áp dụng theo những định hướng
khác nhau, tùy theo mô hình xã hội và điều kiện cụ thể của từng nơi. Qua 35 năm
đổi mới, những thành tựu to lớn đánh dấu một bước tiến chưa từng thấy trên con
đường xây dựng, phát triển đất nước. Đây là minh chứng thuyết phục cho tính chất
ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, nền kinh thế thị trường mà nhân dân
ta đang xây dựng. Ý nghĩa to lớn của những thành tựu đó đã cải thiện và không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đây còn là niềm tin
để khơi dậy khát vọng của nhân dân ta về một xã hội xã hội chủ nghĩa phồn vinh,
hạnh phúc.
BHC-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét