Gần
đây, trên không gian mạng có một số kẻ tự cho mình là “sạch”, núp dưới vỏ bọc
“sạch” để làm những chuyện “bẩn”, gây “bẩn” cho mạng xã hội, cộng đồng. Họ thường
xuyên xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, nói xấu người khác, nói xấu chế độ, nhất là
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, đoàn thể.
Thủ
đoạn quen thuộc của họ là lợi dụng tự do ngôn luận, mạng xã hội để viết tin,
bài, đưa thông tin xấu, độc. Ví dụ, vừa qua, họ tập trung đưa thông tin bịa đặt,
sai sự thật nói xấu một số đồng chí Bộ trưởng, thành viên Chính phủ về đủ thứ:
đời tư, năng lực, phát ngôn… bằng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa, gọi các
đồng chí lãnh đạo là thằng nọ, thằng kia, bịa đặt, vu khống trắng trợn về gia
đình, vợ con… Mục đích của họ là nhằm câu view, tạo sự “nổi tiếng”, vụ lợi, thậm
chí là chống đối, phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta.
Trong
số này có một số người đã từng là nhà báo, bị xử lý kỷ luật, hoặc lợi dụng danh
nghĩa nhà báo… để làm bậy. Họ nhân danh “báo sạch”, “công lý”, “lẽ phải”, “dân
chủ”, “đại diện nhân dân”, “chống tham nhũng, tiêu cực”… nhưng thực chất là cá
nhân, nhóm lợi ích xấu… Hậu quả họ gây ra rất nặng nề, làm nhiễu thông tin, ảnh
hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của một số người, của các cơ quan, đơn vị,
Nhà nước và nhân dân. Họ nói xấu lãnh đạo, xuyên tạc sự điều hành về tiền tệ,
giá xăng dầu… ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của
Chính phủ, sự ổn định, phát triển của kinh tế đất nước…
Vừa
qua, chúng ta đã kiên quyết, kiên trì đấu tranh. Nhân dân, dư luận nói không với
các âm mưu, thủ đoạn và thông tin xấu, độc. Các cơ quan chức năng, cơ quan pháp
luật ngăn chặn, xử lý nghiêm minh. Ví dụ, vừa qua có một số kẻ nhân danh “báo sạch”
cố tình vi phạm pháp luật, đã bị bắt giữ, truy tố trước pháp luật với những bản
án nghiêm khắc. Tháng 10-2021, Tòa án nhân dân huyện Thới Lai (thành phố Cần
Thơ) đưa ra xét xử sơ thẩm hình sự vụ án nhóm “Báo sạch”, gồm các bị cáo:
Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn Phước Trung Bảo, Đoàn Kiên
Giang, Lê Thế Thắng. . . Theo nội dung cáo trạng từ 2020, các bị cáo trên đã viết,
đăng trên Facebook và fanpage “Báo sạch”, group “Làm báo sạch” và kênh YouTube
“BS Chanel” nhiều bài viết, video clip thể hiện mục đích, ý đồ tuyên truyền,
xúi giục, lôi kéo các đối tượng xấu tham gia bình luận chống phá đường lối, chủ
trương, chính sách, gây ảnh hưởng nghiêm trọng vai trò, uy tín của tổ chức Đảng,
Nhà nước và chính quyền nhân dân… Hành vi của các bị cáo đã vi phạm điều 331 của
Bộ luật Hình sự về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Tòa đã tuyên phạt
các bị cáo: Trương Châu Hữu Danh, 4 năm tháng 6 tù; Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn
Phước Trung Bảo, Đoàn Kiên Giang và Lê Thế Thắng cùng 2 năm tù. Đồng thời, Tòa
còn tuyên hình phạt bổ sung cấm các bị cáo Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước
Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã và Đoàn Kiên Giang hành nghề báo chí thời hạn 3
năm, kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù của Tòa.
Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít hạn chế, khuyết điểm
trong cuộc đấu tranh phức tạp này. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khi phát biểu tại
Quốc hội ngày 4-11-2022 về công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng hiện nay
đã chỉ ra một số tồn tại, như: “Hành lang pháp lý, hệ thống quy phạm pháp luật
trong an ninh mạng chưa hoàn thiện; quan hệ phối hợp giữa các bộ, ban ngành, địa
phương, các tổ chức chính trị - xã hội còn chưa đi vào thực chất, nặng hình thức.
Đặc biệt, có tình trạng khoán trắng nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng cho các cơ
quan chuyên trách; công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm
còn chưa hiệu quả, chưa triệt để và chưa kịp thời”…
Khắc
phục những khuyết điểm, hạn chế trên, chúng ta đồng thời phải triển khai nhiều
giải pháp phòng, chống kiên quyết, kiên trì. Chúng ta đã có các quy định chặt
chẽ của pháp luật liên quan đến các nội dung trên, vì vậy cần duy trì sự nghiêm
minh, hiệu quả. Phải tạo sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng để ngăn ngừa, xử
lý, chấm dứt tình trạng trên đây. Không chỉ có các cơ quan chức năng, cơ quan
pháp luật mà từng người dân cũng phải kiên quyết đấu tranh với các thông tin xấu,
độc, biết và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, văn hóa, đạo đức,
thuần phong mỹ tục Việt Nam khi tham gia mạng xã hội, không a dua, không mắc
mưu, không bị lôi kéo kích động. Tuyệt đối tránh tình trạng cá nhân, hay cơ
quan, đơn vị thỏa hiệp, thậm chí “đi đêm” với những kẻ bất nhân trên để được
“yên ổn”, khiến cho kẻ xấu càng được thể làm bậy hơn.
Luật
An ninh mạng năm 2018 quy định: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên
không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Luật cũng quy định
rõ về Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng, như: “1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân. 2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống
nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn
dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông
tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân hoạt động trên không gian mạng. 4. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn,
đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân, sẵn sàng ngăn chặn nguy cơ đe dọa an ninh mạng…”. Luật cũng quy định
rõ rằng: “ Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời,
nghiêm minh”. Đồng thời, Luật xác định rõ những nội dung về Phòng ngừa, xử lý
hành vi xâm phạm an ninh mạng. Trong đó, quy định rất rõ các hành vi vi phạm cụ
thể, ví dụ như: “Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống
bao gồm: a, Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; b,
Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.
Các
biện pháp bảo vệ an ninh mạng được Luật An ninh mạng quy định rất chặt chẽ, cụ
thể, như: “Yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật
trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng”; “Phong
tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin, đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu
cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của
pháp luật” và “Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ Luật Tố
tụng hình sự”.
Thực
hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự
vào cuộc quyết liệt của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân là động
lực, là cơ sở quan trọng giúp chúng ta thành công trong cuộc đấu tranh phòng,
chống thông tin xấu, độc trên không gian mạng. Ngày 4-11-2022, khi trả lời chất
vấn của đại biểu quốc hội về vấn đề văn hóa mạng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ rõ: Chúng ta phải triển khai rộng rãi, ngấm
vào từng gia đình, từng tế bào, khi đó việc chung tay thực hiện mới có hiệu quả.
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng đã và đang phát huy ưu điểm, hạn chế,
khắc phục những khuyết điểm, bất cập trong lĩnh vực này, với nhiều giải pháp
tích cực, khả thi.
Chúng
ta tin tưởng và kỳ vọng cuộc đấu tranh chống các thế lực xấu tự xưng danh nghĩa
“sạch” để làm “bẩn” không gian mạng và cuộc sống sẽ tiếp tục được Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta duy trì kiên quyết, kiên trì với những kết quả ngày càng thiết
thực và toàn diện hơn./.
ĐĐX-K6
0 nhận xét:
Đăng nhận xét