Cứ mỗi dịp chuẩn bị đến ngày hội tòng quân trên cả nước, không gian mạng lại xuất hiện những thông tin, hình ảnh cắt ghép, xuyên tạc, có nội dung nói xấu, bôi nhọ, đả kích môi trường quân ngũ. Đây là thủ đoạn nguy hiểm của các đối tượng xấu, có tư tưởng cực đoan, bất mãn. Những sản phẩm xấu độc này đã tiếp tay cho các thế lực thù địch thực hiện chiến dịch tuyên truyền nhằm hạ thấp uy tín Quân đội, gieo rắc tâm lý hoài nghi trong đời sống xã hội...
Hậu quả của những chiêu trò
xuyên tạc
Vụ việc tán phát clip,
thông tin thất thiệt về cái gọi là “Nữ sinh HUFLIT bị hiếp dâm, nhảy lầu tự tử
tại Trường Quân sự Quân khu 7” đã được các cơ quan chức năng phối hợp làm sáng
tỏ. Ngày 14-1, Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 7 đã ra quyết định khởi tố vụ
án hình sự về tội “Đưa tin trái phép thông tin mạng máy tính”, căn cứ theo khoản
1, Điều 288, Bộ luật Hình sự và Điều 36; Điều 143; khoản 1, Điều 153; Điều 154
Bộ luật Tố tụng hình sự. Bước đầu, cơ quan điều tra đã xác định được một số đối
tượng thực hiện hành vi cắt ghép, dàn dựng, tán phát clip, thông tin thất thiệt
và đang khẩn trương củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật. Những đối
tượng vi phạm pháp luật về hành vi nêu trên sẽ bị nghiêm trị trước pháp luật.
Thực ra, ngay từ khi clip bị
cắt ghép, xuyên tạc về nội dung nêu trên được các đối tượng xấu tung lên mạng
xã hội, nhiều người đã nhận ra ngay đó là tin giả. Vậy nhưng, vì hội chứng đám
đông và chiến dịch truyền thông “bẩn” do các thế lực xấu thực hiện, thông tin
thất thiệt vẫn lan truyền với tốc độ chóng mặt. Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao
từ một chuyện nhỏ trong quan hệ ứng xử giữa sinh viên với nhau, các đối tượng xấu
lại tạo cớ xuyên tạc, đẩy vấn đề lên thành một “sự kiện” gây xôn xao dư luận?
Chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề dưới hai góc độ.
Thứ nhất: Những thông tin liên quan đến Quân đội
thường nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Triển lãm Quốc phòng quốc tế
Việt Nam 2022 vừa qua là một ví dụ. Có rất nhiều người từ các vùng quê xa xôi
đã lặn lội ra Hà Nội để xem triển lãm. Chứng kiến sự trưởng thành, lớn mạnh vượt
bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam, bà con bày tỏ niềm tin tưởng, tự hào sâu sắc.
Thực tế cuộc sống đã chứng minh, mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, khi đất nước,
nhân dân gặp biến cố lớn về thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường... Bộ đội Cụ
Hồ bao giờ và ở đâu cũng là lực lượng đầu tiên, chủ lực xả thân, hy sinh để bảo
vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân. Các thế lực thù địch cũng luôn tìm mọi
cách, áp dụng mọi phương thức, thủ đoạn để bôi nhọ, xuyên tạc, hạ bệ uy tín của
Quân đội.
Thứ hai, việc tung tin giả
liên quan đến môi trường quân ngũ trong bối cảnh hiện nay là hành động đầy thâm
ý. Hiện nay, các địa phương đang chuẩn bị cho ngày hội tòng quân đầu xuân mới.
Hàng vạn thanh niên trên cả nước sẽ lên đường nhập ngũ. Tung đòn tâm lý đánh
vào tư tưởng thanh niên, tình cảm phụ huynh bằng những sản phẩm truyền thông “bẩn”
là chiêu bài rất nguy hiểm. Xuyên tạc những sự việc, câu chuyện, vấn đề liên
quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ, kỷ luật Quân đội...
là chiêu bài thâm độc, hèn hạ của các đối tượng cực đoan, bất mãn.
Sau khi sự thật đã sáng tỏ,
những ồn ào dư luận từ tin giả đã lắng xuống, thì không ít tài khoản của các đối
tượng cực đoan trên các nền tảng mạng xã hội lại có những cú “bẻ lái” thông tin
đầy thâm ý. Họ tiếp tục xuyên tạc rằng, câu chuyện “nữ sinh bị hiếp dâm, nhảy lầu
tự tử” đang được các cơ quan chức năng lái sang hướng khác để che đậy sự thật?!
Họ đánh tráo khái niệm, lèo lái dư luận theo định kiến chủ quan, thể hiện rõ
mưu đồ phá hoại để tiếp tục đẩy sự việc đi xa hơn theo ý đồ xấu. Họ ăn theo
truyền thông “bẩn” để “đẩy thuyền”, bôi nhọ Quân đội, gieo rắc định kiến, tâm
lý hoài nghi trong đời sống xã hội về môi trường quân ngũ, phá hoại ngày hội
tòng quân 2023, làm hoen ố bản chất Bộ đội Cụ Hồ... Đó chính là những chiêu bài
được các thế lực thù địch áp dụng nhằm hiện thực hóa âm mưu “diễn biến hòa
bình” chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam và LLVT nhân dân...
Thông tin “bẻ lái” là loại
thông tin ăn theo tin giả. Nó diễn ra thường xuyên và diễn biến phức tạp. Người
dùng mạng xã hội, nhất là giới trẻ, cần trau dồi kỹ năng phân biệt, sàng lọc,
tiếp nhận... để không rơi vào bẫy truyền thông “bẩn” do các đối tượng xấu giăng
sẵn.
Nghiêm trị để cảnh tỉnh,
răn đe
Việt Nam tôn trọng quyền tự
do ngôn luận, nhưng mọi công dân đều phải có tinh thần thượng tôn pháp luật.
Không thể tự nhiên chủ nghĩa lợi dụng không gian mạng để tung tin thất thiệt
xúc phạm, hạ bệ danh dự, uy tín tập thể, cá nhân. Phải nghiêm trị các hành vi
vi phạm pháp luật để răn đe và cảnh tỉnh, không để những vụ việc tương tự tái
diễn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét