Dưới
sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), Phiên họp thứ 23 đã thảo luận,
cho ý kiến về kết quả hoạt động năm 2022; chương trình công tác năm 2023 của
Ban Chỉ đạo; kết quả chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo
theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo đến nay; kết quả kiểm
tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao,
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc
có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định
giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực.
Đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, càng làm càng có kinh nghiệm
Chúng
ta làm nhân văn, nhân ái, nhân tình, nhưng vẫn đủ răn đe, giáo dục, ngăn ngừa
là chính, song nếu phải xử lý thì nghiêm minh đúng pháp luật và phù hợp với
lương tâm, tình cảm.
Chúng
ta làm nhân văn, nhân ái, nhân tình, nhưng vẫn đủ răn đe, giáo dục, ngăn ngừa
là chính, song nếu phải xử lý thì nghiêm minh đúng pháp luật và phù hợp với
lương tâm, tình cảm. Công tác phát hiện sớm, xử lý nhanh, sự phối hợp nhịp
nhàng, bước nào làm trước, bước nào làm sau giờ đã thành bài bản. Khi phát hiện
có dấu hiệu vi phạm thì kiểm tra đảng làm trước, xong rồi đến xử lý hành chính,
sau đó là đến cơ quan pháp luật.
Theo
Tổng Bí thư, việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh
đã phát huy hiệu quả, nhiều vụ việc được phát hiện, xử lý kịp thời thể hiện
đúng tinh thần “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc
ngang thông suốt”. Theo đó, các thành viên Ban Chỉ đạo đã nêu cao tính gương mẫu,
mẫu mực hơn.
Cùng
với việc tập trung xử lý các vụ việc cụ thể, công tác xây dựng cơ chế, chính
sách, quy chế, quy định được đẩy mạnh theo phương châm là phát hiện từ sớm từ
xa. Vừa qua có nhiều cách làm mới được đánh giá cao, như xử vắng mặt, khuyến
khích người vi phạm tự giác nhận, nộp lại tiền thì đó là yếu tố xem xét để giảm
nhẹ hình thức xử lý. Khuyến khích người vi phạm tự giác không đi vào vết xe đổ
cũng là một kinh nghiệm. Các cơ quan phòng, chống tham nhũng phối hợp nhịp
nhàng, chủ động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan này,
không được tư túi, hoặc bênh người này, dìm người kia. Đồng thời phát huy cao độ
vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Tổng
Bí thư cho rằng, phải tránh bệnh sợ trách nhiệm, sợ sai không dám làm; chống
tình trạng “tham nhũng tập thể”, tham nhũng có tổ chức, tức là “lợi ích nhóm”,
thông đồng với nhau, anh hưởng cái này tôi hưởng cái kia, xí xóa, hoặc giảm án
cho nhau, nhiều cái thứ ngày càng tinh vi, lắm mưu mẹo lắm. Vừa làm, vừa rút
kinh nghiệm, cái nào tốt thì đẩy lên, cái nào thấy chưa hợp lý thì sửa, cái nào
tiêu cực thì phải tìm cách ngăn chặn, để làm sao đỡ phải đi xử lý, ngăn chặn được
là tốt nhất, không xảy ra là tốt nhất. Muốn như thế thì phải giáo dục, phải có
cơ chế, cách làm, đặc biệt cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp càng ở cấp cao càng
phải gương mẫu, giữ mình, gia đình mình trong sạch thì mới nói người khác được.
Đấy là bài học rất sâu sắc.
Tổng
Bí thư mong muốn Ban Chỉ đạo phải là tấm gương đi đầu trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực để tất cả các tỉnh, thành phố học tập, và mỗi thành viên
Ban Chỉ đạo cũng phải hết mình vì công việc, vì Đảng, vì dân, vì nước, tuyệt đối
không được vi phạm pháp luật, nếu phải hầu tòa thì đau lắm.
Hoàn
thành sửa đổi Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản và các dự án luật
liên quan đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành Chiến lược quốc gia về
phòng chống tham nhũng đến năm 2030.
Cấp
ủy, chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập
trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm,
bức xúc trong xã hội, những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép
kín, bí mật; tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý sai phạm
trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án. Khẩn trương hoàn thành thanh tra các chuyên đề theo chỉ đạo của Ban Chỉ
đạo.
Các
cấp ủy, tổ chức đảng chấn chỉnh, khắc phục tư tưởng bàn lùi, đùn đẩy, né tránh,
làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên,
nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Các cấp ủy, tổ chức đảng chấn chỉnh,
khắc phục tư tưởng bàn lùi, đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không
dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực
thuộc diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo; kiên quyết khắc phục tệ
“tham nhũng vặt”; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương, cơ sở.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét