CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

ĐÀO TĂNG DỰC - KẺ HÀM HỒ ĂN KHÔNG NÓI CÓ

 

Ngày 02 tháng 3, Quốc hội nước ta đã bầu Đồng chí Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ấy vậy mà Đào Tăng Dực đã nói năng rất hàm hồ và thiếu hiểu biết rồi đưa trang “Rfavietnam” với tít giật gân mang tựa đề: Ông Trọng “sắp cỗ” cho Ông Thưởng ghế Chủ tịch nước. Với những nội dung mà Đào Tăng Dực đề cập trong bài viết chẳng có gì lạ, Y cũng giống như những kẻ “cùng hội, cùng thuyền”, chuyên đi rình rập những sự kiện nơi quê nhà để thóc mách, bôi đen, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà thôi. Những luận điệu kiểu này đã quá cũ và quá quen với mọi người. Tuy nhiên, ở đây tác giả chỉ đề cập đến những suy nghĩ của Đào Tăng Dực - một lối suy nghĩ rất thiển cận và thiếu hiểu biết trước các hoạt động diễn ra một cách bình thường, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ nhất, Đào Tăng Dực phải hiểu rằng: vị trí Chủ tịch nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và phải được Quốc hội bầu theo quy trình chặt chẽ

Căn cứ tiểu mục 2.4 Mục I , Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thì Chủ tịch nước phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau: Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Còn theo Điều 31 Nghị quyết 102/2015/QH13 thì trình tự bầu Chủ tịch nước được thực hiện như sau:

 – Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

– Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

 – Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.

– Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.

– Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

– Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

– Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

– Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.

– Chủ tịch nước tuyên thệ.

Như vậy, có phải Đào Tăng Dực rất hàm hồ khi cho rằng: Ông Trọng “sắp cỗ” cho Ông Thưởng ghế Chủ tịch nước ?!

Thứ hai, trong bài viết Đào Tăng Dực cho rằng: gần đây trong điều kiện “khủng hoảng” cán bộ thì tiêu chuẩn “trung thành” với Đảng, “kiên định” với lý tưởng cộng sản được ưu tiên

Điều này rất bình thường với tất cả các quốc gia trên thế giới có thể chế chính trị khác nhau. Mỗi một quốc gia có quyền lựa chọn cho mình con đường đi riêng, lựa chọn một thể chế chính trị phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đặc điểm, điều kiện, văn hóa…. của đất nước mình. Theo đó, để lãnh đạo và xây dựng đất nước họ phải đưa những tiêu chuẩn cụ thể, đối với từng chức danh cán bộ, của giai cấp lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, nhằm trung thành và thực hiện mục tiêu của giai cấp mình. Việt Nam không là ngoại lệ, nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn con đường đi của mình là xây dựng đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Do đó, Đảng đã đề ra tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phải trung thành tuyệt đối với Đảng và phải kiên định với lý tưởng Cộng sản. Điều đó là đương nhiên và hết sức bình thường, không có lẽ cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam lại trung thành với mục tiêu, lý tưởng của chế độ chính trị khác, hay “Ăn cây táo rào cây sung” mới đúng theo suy nghĩ của Đào Tăng Dực?!

Tóm lại, những lời lẽ trong bài viết của Đào Tăng Dực cho thấy dã tâm của Y là kích động, xuyên tạc, chia rẽ giữa Đảng ta với nhân dân, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang ra sức xây dựng.

ĐC H2

0 nhận xét: