Thời gian gần đây, các thế lực thù
địch, phần tử cơ hội, phản động triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm gây chia
rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; kích động, gây rối làm mất ổn định
chính trị, phủ nhận quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về tôn giáo. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo phá hoại
sự nghiệp cách mạng Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết hiện nay.
Việt
Nam là một quốc gia đa tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng khác nhau, nhiều
tôn giáo lớn du nhập từ hàng nghìn năm trước như Phật giáo, Công giáo, Tin
lành, Hồi giáo; một số tôn giáo hình thành trong nước như Cao Đài, Phật giáo
Hòa Hảo, Tứ Ân, Hiếu Nghĩa… Hiện nay, Nhà nước ta đã công nhận và cấp chứng
nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo (Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha’I,
Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Cơ đốc Phục lâm, Phật giáo Tứ Ân Hiếu nghĩa, Minh Sư
đạo, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu, Bà-la-môn giáo, Mặc môn, Phật giáo Hiếu Nghĩa
Tà Lơn, Bửu Sơn Kỳ Hương), với hơn 27 triệu tín đồ, chiếm khoảng 28% dân số cả
nước. Các ngày lễ tôn giáo lớn như Lễ Giáng sinh của đạo Công giáo, Lễ
Phật đản của Phật giáo… đều được tổ chức trọng thể theo các nghi lễ tôn giáo. Các
tôn giáo lớn hiện nay xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và
có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra theo đúng quy định pháp luật.
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn
giáo và thực hiện nhất quán tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời
khuyến khích đồng bào tôn giáo chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và
luôn “gắn bó đạo với đời”.
Tuy
nhiên, một số thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội trong và ngoài nước
luôn triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Đây là
chiêu trò thâm độc làm “ngòi nổ” trong thực hiện “diễn biến hòa bình” của
chúng. Chúng tập trung xuyên tạc đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà
nước và tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; bịa đặt, vu cáo “chính quyền
cộng sản tiêu diệt tôn giáo”. Chúng rêu rao rằng “người vô thần cộng sản thuộc
lòng lời dạy “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, việc thức tỉnh con người
khỏi cơn ma tuý tôn giáo là nhiệm vụ của người theo chủ nghĩa Marx.
Lợi
dụng một số hạn chế, thiếu sót chính quyền địa phương trong công tác tôn giáo, công
tác điều hành, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, xây dựng,
hành chính, dân sự… các thế lực thù địch đã ra sức tuyên truyền xuyên tạc, bóp
méo về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; kích
động gây chia rẽ sự đoàn kết lương giáo, chia rẽ các tôn giáo, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng móc nối, mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo, kích động
chức sắc, tín đồ các tôn giáo, hô hào tụ tập quần chúng tín đồ gây rối an ninh
trật tự, chống người thi hành công vụ, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội ở nhiều địa phương. Thậm chí, một số vụ việc bị “chính trị
hóa”, “quốc tế hóa”, một số tổ chức nước
ngoài như Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, Nghị viện châu Âu, Tổ chức theo dõi
nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế (AI)… đã đưa ra nhiều bản phúc trình có nội
dung nhận định, đánh giá sai lệch, chủ quan, phiến diện, không đúng sự thật về
tình hình tôn giáo tại Việt Nam.
Chúng
thường lợi dụng sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của một số bộ phận nhân dân để
khống chế, kích động quần chúng; các thế lực thù địch ở ngoài nước đã thông qua
các trang mạng xã hội, youtube, facebook, tiktok, zalo… chỉ đạo, móc nối với
các phần tử cực đoan, phản động ở một số địa bàn trong nước nhằm vu cáo, dựng
chuyện chính quyền địa phương đàn áp, vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do
tôn giáo”, kích động đồng bào dùng vũ lực chống lại chính quyền các cấp; khiếu
kiện, kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam: “Chúng
lập ra ở nước ngoài hàng loạt tổ chức của người Hmông (Hội người Hmông quốc tế,
Hội văn hóa Hmông, Hội từ thiện Hmông quốc tế, Liên hiệp người Hmông tự trị...)
các tổ chức này đã tiến hành nhiều hội thảo quốc tế, hỗ trợ Tin lành Mỹ truyền
đạo Tin lành vào người Hmông ở nước ta”. Chúng dụ dỗ lôi kéo, kích động, tài
chợ vật chất cho đồng bào dân tộc di cư tự do, với các chiêu bài “chúa sẽ về
đón con dân của chúa”, đi “theo chúa sẽ được che chở”, có cuộc sống ấm no, tự
do, từ đó gây phức tạp hình hình ở một số địa phương.
Để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt
động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng
nước ta cần thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:
Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quan điểm, chính sách tôn giáo
của Đảng, Nhà nước; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi
dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. Tập trung tuyên truyền
sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào tôn giáo nắm vứng quan
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng,
tôn giáo. Tuyên truyền thực hiện nghiêm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Nội dung
Nghị quyết Dại hội XIII của Đảng: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn
giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đòi đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy
định pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự
nghiệp phát triển đất nước. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối
tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia
rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Thường
xuyên tuyên truyền, giáo dục để đồng bào tôn giáo hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn hoạt
động của các thế lực thù địch hòng gây chia rẽ các tôn giáo, để đồng bào đề cao
tinh thần cảnh giác, không bị chúng lừa gạt, lôi kéo, lợi dụng. Nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp và các tầng lớp nhân dân, nhất
là đồng bào tôn giáo về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Cần động viên
đồng bào tôn giáo thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước; kiên quyết đấu tranh vô hiệu hoá âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế
lực thù địch. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào, tình cảm gắn bó với dân tộc,
truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; ý thức xây dựng chủ nghĩa xã hội của các tổ chức, chức sắc và
tín đồ tôn giáo.
Tiếp
tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác tôn giáo. Tiến
hành có hiệu quả các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh tại những vùng trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nghệ An, Tây Nguyên,
Tây Nam Bộ. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí cho
nhân dân nhất là đồng bào tôn giáo nhằm tạo ra môi trường ổn định và nền tảng
vững chắc cho việc thực thi đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công
tác tôn giáo; xem xét, giải quyết việc cấp đăng ký hoạt động tổ chức tôn giáo
theo quy định của pháp luật, tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo
của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương
đến cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác tôn giáo.
Chăm
lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo. Đây là
nền tảng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, nhằm triệt tiêu, loại bỏ những nhân tố
nảy sinh, phát triển từ bên trong cũng như sự lợi dụng của các thế lực thù địch
từ bên ngoài đối với đồng bào. Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án ưu
tiên phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc, vùng tôn giáo; có
chính sách tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào tôn giáo xoá đói, giảm nghèo, giải
quyết ngày càng tốt hơn những vấn đề dân sinh, nâng cao dân trí, sức khoẻ,
triển khai xây dựng các thiết chế dân chủ của nhân dân; khắc phục sự chênh lệch
về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền, đồng bào các tôn giáo... Cùng
với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm đúng mức đến việc đầu tư mới
và nâng cấp các cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm ở các vùng tôn giáo,
kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu, vùng sâu, vùng xa, dọc
các tuyến biên giới, giao thông đi lại phức tạp. Thông qua các cấp giáo dục
nhằm trang bị cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc thiểu
số có đạo nói riêng, hiểu rõ hơn về những tri thức khoa học, những thành tựu
tiến bộ của khoa học, công nghệ trên thế giới cũng như ở Việt Nam; phát triển
những cơ sở truyền thông, cung cấp internet, các phương tiện như máy tính,
radio, tivi,... để các tín đồ có điều kiện tiếp xúc nhanh nhất với các thông
tin thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, từ đó không có “khoảng
trống” để các thế lực thù địch, phản động cơ hội tuyên truyền, xuyên tạc, chống
phá Đảng, Nhà nước.
Tăng
cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính
trị- xã hội; chủ động kịp thời giải quyết tốt các điểm nóng liên quan đến vấn
đề tôn giáo. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các tôn
giáo, chống kì thị chia rẽ tôn giáo, chống tư tưởng cực đoan, tự ti mặc cảm tôn
giáo. Chủ động giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng
dân tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, tạo tiền đề quan trọng để
vô hiệu hoá sự chống phá của kẻ thù. Kịp thời giải quyết tốt các điểm nóng liên
quan đến vấn đề tôn giáo, ngăn chặn từ sớm, từ xa mọi thủ đoạn hoạt động lợi
dụng vấn đề tôn giáo kích động lôi kéo đồng bào gây bạo loạn.
Phát
huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và những người có uy tín trong các tôn
giáo tham gia đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo
chống phá cách mạng. Tích cực chăm lo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở
các vùng có đồng bào tôn giáo. Phát huy vai trò công tác vận động quần chúng
nhân dân có tôn giáo; lựa chọn những chức sắc tôn giáo có đức, có tài, uy tín
cao bầu vào hội đồng nhân dân các cấp, ban chấp hành của các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính quyền, bảo đảm sự bình đẳng, hài hòa, hợp lý cơ cấu của
các tôn giáo. Chú trọng thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo. Chủ động và
kiên quyết đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng
Việt Nam./.
VTH - NNTV
0 nhận xét:
Đăng nhận xét