Hơn 90 năm qua,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của
V.I.Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp, thể hiện ở những điểm nổi bật sau: Một
là, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức xây dựng liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin về thành lập đảng cộng sản vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Đảng
Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước. Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, mà còn là đội tiên phong của nhân dânlao động,
trong đónòng cốtlà giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Cương
lĩnh đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
(năm 1930), khẳng định công nông là gốc của cách mạng, trí thức, học trò, nhà
báo là bầu bạn của cách mạng.
1. Đảng là đội
tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp
mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
2. Đảng phải
thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ
địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến.
3. Đảng phải
làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới
quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia. 4. Đảng phải hết sức liên lạc với
tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt... để kéo họ đi vào phe
vô sản giai cấp.
Hai là, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn luôn lấy liên minh giai cấp công nhânvới giai cấpnôngdânvà tầng
lớp trí thức làm nền tảng của Nhà nước. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam
được thông qua tại Đại hội II của Đảng (năm 1951) đã nêu rõ: “Chính quyền của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân, nghĩa là của
công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc
và các thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ... Chính quyền đó dựa vào Mặt trận
dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí óc làm nền
tảng và do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng năm 1991
(viết tắt là Cương lĩnh năm 1991) xác định: “xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng
sản lãnh đạo”. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Nhà nước ta
là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo”. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức đã được thể chế hóa trong Hiến pháp.
Ba là, Đảng Cộng
sản Việt Nam xác định liên minh giai cấp với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức làm nền tảng để thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Trong tiến trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội
IXcủa Đảng (năm 2001) đã nhìn lại Việt Nam trong thế kỷ XX và xác định triển vọng
trong thế kỷXXI.Đại hội khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội xác định: “Động lực chủ yếu để pháttriển đất nước là
đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân vớinông dânvà
tríthức doĐảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội,
phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã ban hành Nghị
quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, đã khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc trên nền
tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới
sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức
mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền
vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các Đại hội X, XI và XII của Đảng
tiếp tục khẳng định quan điểm trên. Đại hội XII xác định: “Đại đoàn kết toàn
dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam. Là động lực và nguồn lực
to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức do Đảng lãnh đạo”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét