Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 15-5-2023 đến ngày 17-5-2023, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp Hội nghị giữa nhiệm kỳ (Hội nghị lần thứ 7) để thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ và một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng; lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII; và một số vấn đề quan trọng khác. Song, các thế lực thù địch lại cố tình xuyên tạc sự thật này. Trên trang blog “Thongluan-rdp”, Việt Hoàng có bài viết: “Hội nghị Trung ương 7: Đảng cộng sản hoàn toàn bế tắc” cho rằng, Hội nghị đã hoàn toàn bế tắc không có việc gì, ngoài việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII. Nguyên nhân chính dẫn đến sự bế tắc này, là do Việt Nam duy trì chế độ độc tài và trong quan hệ đối ngoại lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Đây thực chất là sự xuyên tạc, vu cáo, trắng trợn nói xấu sự lãnh đạo của Đảng và chế độ chính trị ở Việt Nam.
1. Cần khẳng định rằng, chế độ độc tài
là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó một cá nhân hoặc một nhóm người
với quyền lực không giới hạn cai trị, và họ có thể dùng những biện pháp trù
dập, áp đặt những người đối lập để duy trì quyền lực. Chế độ độc tài là một thể
chế nhà nước có quyền lực, cầm quyền không được nhân dân ủng hộ, đối lập với
chế độ độc tài, là chế độ dân chủ nhân dân, là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, với mục tiêu cao
cả, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Dân chủ ở Việt Nam là
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là bản chất của chế độ chính trị do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
2. Việt Nam khẳng định, nhất quán thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát
triển; đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; trong quan hệ phải nắm vững hai mặt đối tác
– đối tượng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh; kiên định nguyên tắc, mục tiêu chiến
lược, nhưng linh hoạt, khôn khéo về sách lược. Đặt lợi ích quốc gia – dân tộc
là mục tiêu cao nhất của đối ngoại, tức là đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên
trước hết và trên hết; đồng thời, chỉ ra nguyên tắc chung là phải luôn nỗ lực
đạt được lợi ích quốc gia – dân tộc tới mức cao nhất có thể trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình
đẳng, hợp tác, cùng có lợi, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Về quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam khẳng định
đây là mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện
theo phương châm 16 chữ vàng: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định
lâu dài, hướng tới tương lai với tinh thần 4 tốt: láng giềng tốt, bạn bè tốt,
đồng chí tốt, đối tác tốt, góp phần tích cực vào việc giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Việt Nam và Trung Quốc mong muốn hai nước
phát triển quan hệ lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh
thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và lợi ích căn bản
của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực
và trên thế giới.
Việc Việt Hoàng bôi nhọ, vu cáo, trắng
trợn Đảng cộng sản Việt Nam và chế độ chính trị ở Việt Nam là đi ngược lại với
lợi ích của quốc gia, dân tộc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó,
chúng ta cần kiên quyết đấu tranh vạch rõ bộ mặt xảo trá của chúng để nhân dân
hiểu rõ và cảnh giác./.
NBL-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét