Trong bối cảnh hiện nay, ngoài những hiện tượng tiêu cực của xã hội tác động đến tâm lý, tình cảm của bộ đội, các thế lực thù địch cũng ra sức lợi dụng không gian mạng, dùng mọi thủ đoạn tinh vi, thâm hiểm nhằm thẩm thấu những nội dung, sản phẩm văn hóa xấu độc vào môi trường Quân đội, hòng làm cho quân nhân chạy theo ham muốn tầm thường, từ đó nhạt phai lý tưởng, xa rời mục tiêu chiến đấu. Do đó, việc phòng, chống văn hóa xấu độc vào môi trường Quân đội là việc làm quan trọng, cấp thiết hiện nay.
Các sản phẩm văn hóa xấu độc có nguy cơ làm tha hóa nhân cách quân nhân
Văn kiện Đại
hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa,
bảo đảm vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh
hoa văn hóa nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc
tế”. Đảng ta cũng kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với những nhận thức,
hành vi phi giá trị, phản văn hóa (gọi chung là sản phẩm văn hóa xấu độc): “Đấu
tranh, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục,
góp phần xây dựng xã hội an ninh, an toàn, dân chủ, tiến bộ”. Điều đó cho thấy,
trong tiến trình phát triển văn hóa, con người Việt Nam, Đảng ta chủ trương thực
hiện phương châm vừa “xây”, vừa “chống”; phải kết hợp giữa “xây” và “chống”;
“xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng,
cấp bách”. Chính vì vậy, phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa xấu độc
vào Việt Nam nói chung, vào các đơn vị Quân đội nói riêng là vấn đề quan trọng,
cấp thiết hiện nay.
Có thể thấy sự
xâm nhập của các sản phẩm văn hóa xấu độc vào đơn vị Quân
đội thường thông
qua một số con đường sau.
Xâm nhập thông
qua việc quân nhân sử dụng internet và mạng xã hội. Các thế lực thù địch tận dụng
tối đa những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại để
tán phát sản phẩm văn hóa xấu độc trên internet và mạng xã hội với
nhiều chiêu thức mới, tinh vi. Thông qua internet và các nền tảng mạng xã hội
mà quân nhân sử dụng, các sản phẩm văn hóa xấu độc trôi nổi tràn lan trên không
gian mạng có thể thẩm thấu, tác động và gây ảnh hưởng xấu đến nhân cách quân
nhân.
Về phương thức,
cơ chế xâm nhập là “mưa dầm thấm lâu”, chủ yếu là bí mật (trong các hội nhóm
kín trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Viber,
Instagram...) trên điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay; các
sản phẩm văn hóa xấu độc có cơ chế lây lan theo cấp số nhân với tốc độ
nhanh và khó kiểm soát.
Các sản phẩm
văn hóa xấu độc xâm nhập vào đơn vị Quân đội “ngấm” dần vào tâm lý, sở thích,
kích thích những ham muốn vật chất tầm thường của mỗi quân nhân, qua đó từng bước
làm thay đổi các thang giá trị phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, làm cho một số quân nhân
xao nhãng mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, lơ là chức trách, nhiệm vụ được giao;
khơi dậy bản năng thấp hèn, chạy theo lạc thú, lợi ích vật chất tầm thường.
Xây dựng
“phòng tuyến” ngăn ngừa sản phẩm văn hóa xấu độc vào môi trường Quân đội
Quân đội là
trường học lớn, nơi giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ cả về lý tưởng, phẩm
chất, năng lực, lối sống tốt đẹp. Vì vậy, không thể để cho sự tồn tại của sản
phẩm văn hóa xấu độc xuất hiện trong môi trường văn hóa quân sự.
Để phòng, chống
sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa xấu độc vào môi trường Quân đội hiện nay,
trước hết, các đơn vị cần tăng cường giáo dục, bồi đắp giá trị văn hóa làm chuyển
biến từ nhận thức tới hành động cho cán bộ, chiến sĩ. Quán triệt Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng: “Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền
thống văn hóa Việt Nam. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng
và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của
người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ”, các đơn vị cần tập trung giáo dục lòng
tự hào, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và truyền thống lịch sử cách mạng
vẻ vang của Quân đội, bồi đắp phẩm chất cao đẹp của người quân nhân cách mạng.
Cùng với đó, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, đấu tranh phê phán những biểu
hiện lệch chuẩn, những thói hư tật xấu nảy sinh trong một bộ phận quân nhân.
Việc cần chú trọng hiện nay là các đơn vị tạo ra bước đột phá trong thực
hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW ngày 28-12-2021 của Quân ủy Trung ương về “Phát
huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình
mới”. Cấp ủy, chỉ huy các cấp tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng, giáo dục
chính trị, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ tiếp tục phát
huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Chú trọng đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, quân nhân trên từng lĩnh vực công tác; cổ
vũ, động viên những cách làm hay, gương người tốt, việc tốt trong giữ gìn, phát
huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.
Tiếp tục thực
hiện hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh,
phong phú trong Quân đội”, đây vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp hữu hiệu để
ngăn ngừa sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa xấu độc, thực hiện phương châm kết
hợp giữa “xây” và “chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Để cuộc vận động đi vào
chiều sâu, cần tập trung xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong
phú; hướng mọi hoạt động của cán bộ, chiến sĩ tới những chuẩn mực giá trị văn
hóa trong môi trường quân sự. Xây dựng các quan hệ văn hóa tốt đẹp, trong đó
coi trọng các giá trị đạo đức, làm nền tảng vững chắc cho thực hành đạo đức, thực
hành văn hóa chính trị của cán bộ, chiến sĩ, mà cốt lõi là quan hệ cấp trên-cấp
dưới, quan hệ đồng chí, đồng đội. Tích cực xây dựng cảnh quan môi trường văn
hóa hài hòa, thân thiện, tạo nên cả diện mạo cũng như chiều sâu của đơn vị
chính quy, vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; tổ chức tốt các hoạt động
văn hóa lành mạnh, phong phú, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, tiếp nhận, hưởng thụ
văn hóa ngày càng cao của bộ đội.
Nêu gương về văn hóa của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp
có tác dụng lan tỏa rất lớn trong giáo dục, định hướng giá trị văn hóa nhân
cách của cán bộ, chiến sĩ. Nhận rõ vai trò của nêu gương trong lãnh đạo, sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn
một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là
cán bộ chủ trì, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải không ngừng học tập và thực
hành đạo đức cách mạng, đi trước, làm gương cho quần chúng về đạo đức, bản
lĩnh, phong cách và tinh thần trách nhiệm cao cả đối với sự nghiệp xây dựng
Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tạo sự lan tỏa
các giá trị văn hóa tốt đẹp thẩm thấu vào nhân cách bộ đội.
Phòng, chống
sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa xấu độc vào đơn vị Quân đội hiện nay là
góp phần lưu giữ và nhân lên giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới, qua đó
góp phần “phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” mà Đảng ta đã xác định.
TVĐ – KBS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét