CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

KLL Ai đã gắp lửa bỏ tay người

 


          Bài viết của một Việt kiều Mỹ phản hồi những suy diễn tuỳ tiện và quy chụp phiến diện của ông Phạm Trần, trong đó có nhận định: “Hà Nội vẫn giữ nguyên là lời của đầu môi, chót lưỡi” (!); rằng “còn nuôi lòng dạ nghi ngờ những người Việt Nam muốn về thăm quê hương”(!)

          Là một Việt kiều sống xa Tổ quốc, cứ khoảng vài ba năm vào dịp Tết đến Xuân về, vợ chồng tôi cố gắng chắt chiu, dành dụm để về thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên; sau đó thăm bà con nội, ngoại. Mỗi lần về lại thấy mừng thêm vì cảnh vật đổi thay nhanh chóng, đường xá phẳng phiu hơn, nhà cao tầng mọc lên san sát. Song, điều làm tôi cảm động hơn cả là cái tình, cái nghĩa của bà con dành cho vợ chồng tôi thật ấm áp; các nhà chức trách ngày càng tạo thuận lợi cho việc đi, về của Việt kiều, đặc biệt là từ ngày 1/9/2007 vừa qua, Nhà nước Việt Nam đã thi hành Quy chế miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Vợ chồng tôi là một trong những người được hưởng cái diễm phúc này, chính vì vậy tôi giật mình khi ông Phạm Trần nhận định rằng “Hà Nội vẫn giữ nguyên là lời của đầu môi, chót lưỡi” (!); rằng “còn nuôi lòng dạ nghi ngờ những người Việt Nam muốn về thăm quê hương” (!) Xin được hỏi lại ông Phạm Trần: Phải chăng đó chính là sự “nghi ngờ” của ông khi ông bực dọc rồi suy diễn quá ư là tuỳ tiện rằng, những lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Chủ nghiệm Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài là “lời nói cực kỳ thù hận, chụp mũ, gây chia rẽ dân tộc… chỉ thể hiện cái tâm địa thủ lợi của chế độ” (!). Tôi là người cũng chịu khó tìm hiểu chính sách của Nhà nước Việt Nam với Việt kiều, nhất là Nghị quyết 36; và mới đây là những ý kiến chung quanh việc thực hiện văn bản này sau 3 năm ban hành. Là một trong những người được về nước khá thường xuyên, do vậy có thể khẳng định lời nói và việc làm của Nhà nước đối với Việt kiều là tích cực.

          Theo con số đăng ký của bà con Việt kiều về đón Xuân Mậu Tý này vào khoảng 180 ngàn người, tăng hơn 20 ngàn người so với Xuân Đinh Hợi. Vậy nếu Nhà nước vẫn “phiền hà”, vẫn nuôi “cái tâm địa thủ lợi của chế độ”, vẫn chỉ “hoà hợp” mà không muốn “hoà giải” v.v…và v.v… thì vì sao số người về đón Xuân lại tăng nhanh như vậy? Tôi muốn ông Phạm Trần cùng tôi tranh luận, làm rõ điểm mấu chốt này, nếu ông thành thực mong muốn “hoà hợp” và “hoà giải”.

Trong bài viết của mình, chính ông đã thể hiện sự thiếu nhất quán khi ông dẫn ra lời của Giáo sư Tạ Văn Tài: “Trăm sông cũng trở về biển cả, nhiều người tuổi đã cao, vì thương dân tộc mà muốn về nước phục vụ một thời gian rồi trở lại hải ngoại sống nốt tuổi già giữa đám cháu con”… Suy nghĩ ấy cũng là suy nghĩ của nhiều người khi muốn trở về thăm quê hương, bản quán. Ông cũng dẫn ra ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Vọng rằng: “Việt Nam là quê hương của chúng ta. Nhưng đấy là một xã hội – bên những mặt được còn nhiều mặt chưa được, mà thị trường nhân dụng là mặt chưa được của Việt Nam…”.Nếu ông Phạm Trần đọc lại báo cáo về tình hình KT-XH năm 2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc tại Quốc hội Việt Nam vào dịp cuối năm thì thấy người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ đã thẳng thắn chỉ ra nhiều yếu kém, bất cập, trong đó có việc cải cách thủ tục hành chính. Vậy dựa vào cứ liệu nào ông quy kết chính sách “giở giăng giở đèn” và “tiền hậu bất nhất” của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Việt kiều? Thiết nghĩ, mỗi người có một cách nhìn, cách lý giải về sự phát triển của đất nước, nhưng đều phải dựa trên một mẫu số chung là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, những chính sách vĩ mô, sự thu hút đầu tư nước ngoài cùng những lời đánh giá của các tổ chức kinh tế quốc tế… Cái gì cũng có hai mặt, nhưng theo tôi quan sát thì mặt thuận là xu thế phát triển tích cực với nhiều triển vọng của nền kinh tế Việt Nam. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng thế giới đều có nhận xét tương tự khi nói về sự khả quan của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007 và năm 2008.

Tôi có thể chia sẻ sự bực dọc nào đó của ông trước những chính sách cụ thể, nhưng tôi không đồng tình khi ông quy chụp rằng “khi thấy lá bài dụ dỗ không đạt được thì họ hô hoán lên vu cáo” ­­- điều mà ông coi đó là “thói quen gắp lửa bỏ bàn tay” của cộng sản!

          Xin được lưu ý ông, nếu vẫn giữ cái tư duy kiểu ấy thì chính ông đang “hô hoán”; và chính ông đã và đang “gắp lửa bỏ tay người”!./.

NNL

 

 

 

 

0 nhận xét: