CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

KLL BỆNH SÙNG BÁI CÁ NHÂN

 


Sùng bái cá nhân được xem như là một “căn bệnh” rất nguy hiểm trong đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực chất là đề cao vai trò cá nhân người đứng đầu, thần thánh hóa cá nhân người lãnh đạo, dẫn đến tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân người đó; trong tư duy luôn xem đó là người không ai có thể thay thế được.

Sùng bái cá nhân dẫn đến hệ lụy là xem thường vai trò của tập thể, vai trò của quần chúng, làm cho quần chúng thiếu tin tưởng, dẫn đến thái độ phục tùng tiêu cực, mù quáng. Người mắc bệnh sùng bái cá nhân thường đặt mình cao hơn tập thể, lấy cái chủ quan để áp đặt cái khách quan; trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thường không theo ý kiến của tập thể mà áp đặt theo ý kiến chủ quan của mình, thậm chí không bám theo đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án phê phán mạnh mẽ tệ sùng bái cá nhân, đồng thời, Người rất coi trọng vai trò của Đảng, vai trò tập thể lãnh đạo trong việc phát huy dân chủ và luôn đề cao vai trò của nhân dân, luôn coi nhân dân là người chủ của nước nhà. Bệnh sùng bái cá nhân, sẽ dẫn đến hậu quả là chỉ thấy vai trò quyết định tất cả của cá nhân người đó, mà quên đi vai trò lãnh đạo của tập thể, của tổ chức, của cấp dưới và quần chúng, dẫn đến hạn chế hoặc tước bỏ quyền làm chủ của quần chúng, của cấp dưới, đi đến phủ nhận cơ bản vai trò của họ, làm cho cấp dưới thiếu tin tưởng vào khả năng của bản thân, không phát huy được tính năng động, sáng tạo của họ trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng

Bệnh sùng bái cá nhân là tác nhân cơ bản làm giảm sút ý chí phấn đấu, phai nhạt mục tiêu lý tưởng và lòng tin vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng đối với cán bộ, đảng viên và công chức hiện nay. Với lối sống vị kỷ, thái độ gia trưởng trong lãnh đạo và quản lý, cùng với tư tưởng cục bộ, bè phái, đố kỵ, địa phương chủ nghĩa, kèn cựa địa vị là những biểu hiện của sùng bái cá nhân người đứng đầu. Bệnh sùng bái cá nhân làm cho tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình của một số tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên, công chức bị giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến tổ chức bị trì trệ, không phát triển được; người làm sai vẫn tiếp tục sai lầm, người thấy sai lầm thì không dám đấu tranh...

Vì vậy, yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức hiện nay phải luôn tự mình trau dồi, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống các biểu hiện sùng bái cá nhân dưới mọi hình thức./.

H2-NBL

0 nhận xét: