Kế thừa quan điểm các
kỳ đại hội trước và tổng kết thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, Đại hội XIII
của Đảng bổ sung nội dung “dân thụ hưởng” vào phương châm thực hiện dân chủ xã
hội chủ nghĩa, đó là: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ
hưởng”. Đây không chỉ là sự hoàn thiện chủ trương của Đảng trong thực hành dân
chủ, tạo cơ sở chính trị, pháp lý thuận lợi để tổ chức thực hiện, mở rộng, tăng
cường, phát huy dân chủ và vai trò chủ thể của nhân dân, mà còn là sự cụ thể,
hiện thực hóa, khẳng định mục tiêu quan trọng tối thượng của cách mạng xã hội
chủ nghĩa mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã lựa chọn là vì lợi ích
của nhân dân: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”.
“Dân thụ hưởng” được
bảo đảm trên thực tế. Các chỉ số cơ bản thể hiện quyền lợi và sự thụ hưởng của
người dân đều tăng dần qua từng năm: năm 2021, chỉ số phát triển con người
(HDI) của Việt Nam thuộc nhóm phát triển con người cao (đạt mức 0,703), nhất là
so với các nước có cùng trình độ phát triển; chỉ số hạnh phúc (các tiêu chí
được đánh giá, gồm: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ trung
bình, quyền tự do lựa chọn cuộc sống, sự rộng lượng và nhận thức về tham nhũng)
của nước ta cũng liên tục tăng tới 12 bậc, từ vị trí 77 năm 2022 lên vị trí
65/150 quốc gia trong năm 2023. Liên hợp quốc đánh giá và công nhận Việt Nam là
một trong những quốc gia đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên
niên kỷ. Chỉ số bất bình đẳng giới (GII) của Việt Nam tiếp tục được cải thiện
vào năm 2021, đạt 0,296, xếp hạng 71 trong số 170 quốc gia. Thu nhập bình quân
đầu người trong những năm đầu đổi mới chỉ đạt khoảng 250 USD/năm, thì đến năm
2022 đã đạt 4.110 USD, đứng thứ năm trong ASEAN.
NBLi-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét