Sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách thù địch, chống
phá không đạt được kết quả, Mỹ và các thế lực thù địch đã thay đổi giải pháp
chiến lược, thực hiện bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, song mục tiêu nhất
quán của chúng là không thay đổi nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, “phi chính trị hóa”, “vô hiệu hóa Quân đội”, tiến tới xóa bỏ chế độ
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Một nội dung trọng điểm trong chiến lược chống phá
cách mạng nước ta là phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây chia rẽ, bất ổn
và rối loạn về xã hội. Chúng tiếp tục lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”,
“chống tham nhũng”, “tôn giáo”, “dân tộc” để chống phá ta một cách quyết liệt
hơn.
Trên lĩnh vực xã hội, chúng tạo ra các “điểm nóng” về
xã hội cũng như “điểm nóng” về chính trị xã hội, tạo sự bất ổn xã hội từ nhỏ đến
lớn, lan rộng, kéo dài, từ mâu thuẫn nội bộ nhân dân đẩy lên thành chống đối
chính quyền; tiếp tục kích động về vấn đề “dân tộc” tạo ra mâu thuẫn giữa các
dân tộc nhất là dân tộc thiểu số, chúng kích động, lôi kéo đồng bào các dân tộc
thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia, tạo ra làn
sóng “người tị nạn”, hình thành các trại tị nạn ở giáp biên giới Việt Nam, đồng
thời khuyến khích việc di dân tự do, nhất là người H'Mông ở phía Bắc, làm bất ổn
về chính trị - xã hội không chỉ trong nước mà cả khu vực để tạo cớ can thiệp; tăng
cường truyền đạo trái phép, kết hợp hoạt động nhân đạo của các tổ chức NGO...
nhất là trong vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc để nắm quần chúng, kích
động tư tưởng ly khai dân tộc. Thúc đẩy việc liên kết hoạt động giữa các tôn
giáo, phối hợp với các lực lượng phản động, cơ hội trong nước, tạo dựng ngọn cờ
hình thành lực lượng đối lập công khai chống chính quyền, tạo ra bất ổn, rối loạn
xã hội. Các thế lực thù địch dùng mọi biện pháp để cản trở, hạn chế, thậm chí
vô hiệu hoá các chính sách xã hội, và những chủ trương của Đảng, Nhà nước ta giải
quyết các vấn đề xã hội. Khoét sâu vào các vấn đề như: phân hóa giàu nghèo,
chênh lệch thu nhập, mức sống của các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông
thôn, miền xuôi và miền núi, những têu cực, tệ nạn xã hội, vấn đề việc làm,
giáo dục, chữa bệnh, phân bổ nguồn vắc xin ... tạo ra những bức xúc xã hội để
tuyên truyền kích động trong nhân dân, làm giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý điều hành của Nhà nước, phá hoại sự đồng thuận trong xã hội.
HDH - H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét