Trong
bối cảnh quốc tế và các khu vực diễn biến phức tạp, khôn lường đó, để thực hiện
mưu đồ của mình, các thế lực thù địch tiếp tục điều chỉnh chiến lược “diễn biến
hòa bình” dưới một bộ mặt mới, ngày càng bộc lộ rõ sự tinh vi, xảo quyệt và vô
cùng thâm độc.
Thứ
nhất, chủ thể và lực lượng tiến hành “diễn biến hòa bình” trong bối cảnh mới
rất đa dạng, phức tạp, đan xen, không đồng nhất. Nếu như trước kia, chủ thể tiến
hành “diễn biến hòa bình” là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thì nay,
bên cạnh lực lượng này còn có cả các nước theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi với tư
tưởng bành trướng, bá quyền. Với chủ thể được mở rộng, lực lượng tiến hành sẽ
là “đại quân công chúng” ngay trong nội bộ đối phương. Trước kia, khi thực hiện
“diễn biến hòa bình”, những kẻ chủ mưu, thù địch, hiếu chiến bên ngoài trực tiếp
tiến hành chống phá. Nay, họ chuyển sang hành động “sau bức màn che”, “bí mật
giật dây”, tập trung “nhồi nhét” tư tưởng chống đối, đào tạo, huấn luyện những
kẻ “theo đóm ăn tàn”, nội gián, tay sai một cách khá bài bản, trở thành những
“kỹ sư lành nghề” lật đổ chế độ chính trị ngay trong nội bộ đối phương. Từ đó,
họ ngụy biện rằng, nguyên nhân sụp đổ chế độ chính trị do sự tự thân vận động
bên trong chứ không phải do sự chống phá từ bên ngoài (?!). Họ móc nối với những
đối tượng cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất nhen nhóm thành các tổ chức
chính trị đối lập hoạt động công khai, được “ngụy trang” dưới danh nghĩa các hội,
đoàn, tổ chức xã hội dân sự... và rêu rao đó là “đại diện của người dân”; tập hợp
các phần tử phản động, lưu manh, bất mãn đội lốt các chức sắc, chức việc, già
làng, trưởng nhóm, trưởng hội... chỉ chờ cơ hội là “ngóc đầu”, “lột xác”; mua
chuộc, lừa gạt, ép buộc quần chúng nhẹ dạ tham gia làm bình phong, lá chắn. Lực
lượng này khi bị lôi kéo, kích động hợp thành “đại quân công chúng” tại chỗ,
luôn chịu sự chỉ đạo của các “chuyên gia chống cộng” bên ngoài và đương nhiên
đó hoàn toàn không phải là quần chúng theo đúng nghĩa là lực lượng cách mạng.
Thứ
hai, đối tượng chống phá của chiến lược “diễn biến hòa bình” được mở rộng
và phương thức tiến hành đã có sự chuyển đổi. “Diễn biến hòa bình” trong tình
hình mới không những nhằm vào các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ
nghĩa, mà còn chuyển sang chống phá các nước có chế độ chính trị mà chủ thể tiến
hành cho là không phù hợp với lợi ích, giá trị, “khuôn mẫu” của họ. Đó là những
nước độc lập, có chủ quyền nhưng “cứng đầu”, “không cùng quỹ đạo”, không tuân
theo sự chỉ huy, chỉ đạo của họ, không có lợi cho họ trong giải quyết các vấn đề
quốc tế. Đặc biệt, trọng tâm chống phá của chiến lược “diễn biến hòa bình” hiện
nay là các nước có vị trí địa chính trị - kinh tế - quân sự chiến lược quan trọng,
phức tạp, nhạy cảm hoặc ở những khu vực hội tụ sự cạnh tranh chiến lược, tranh
chấp gay gắt về lợi ích, chủ quyền trên thế giới. Tính đa dạng, phức tạp, đan
xen không đồng nhất giữa chủ thể và đối tượng được thể hiện trong mối quan hệ
này, phạm vi này là chủ thể tiến hành, nhưng có thể trong mối quan hệ khác, phạm
vi khác, chủ thể đó lại là đối tượng chống phá.
Thứ
ba, mục tiêu và động cơ chính trị của chiến lược “diễn biến hòa bình” đã
có sự dịch chuyển và mở rộng hơn. Mặc dù mục tiêu cao nhất, suy đến cùng của chiến
lược “diễn biến hòa bình” là lật đổ chế độ chính trị xã hội của các nước “không
cùng quỹ đạo”, nhưng hiện nay, do sự tác động của các mối quan hệ quốc tế phức
tạp, đa tầng nấc, nhiều cấp độ giữa các nước, các tổ chức, sự chế ước của các
quy tắc, chế định quốc tế, khu vực; khi chưa lật đổ được chế độ chính trị thì
“diễn biến hòa bình” sẽ nhằm đến mục tiêu thấp hơn là thay đổi đường lối, chính
sách; cài cắm lực lượng thân cận vào bộ máy cầm quyền; làm phức tạp hóa thành
phần lãnh đạo; thay đổi tính chất quốc gia, dân tộc khác theo hướng phục vụ lợi
ích của chủ thể tiến hành. Trong đó, thay đổi bộ máy cầm quyền nước khác là mục
tiêu trọng yếu hiện nay và để làm được điều này, chiến lược “diễn biến hòa
bình” đã có những điều chỉnh mới gắn với “công nghệ lật đổ” cực kỳ tinh vi, phản
động.
Bốn
là, cài cắm lực lượng đối lập, nhanh chóng tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân, bầu
cử; công khai ủng hộ, công nhận chính quyền mới của lực lượng đối lập chịu sự
kiểm soát của họ. Điểm mấu chốt trong kịch bản này là họ cố tình “bới móc”, lôi
ra điểm yếu trong bộ máy cầm quyền của đối phương; thậm chí không ngần ngại
thêm thắt, bịa đặt các khuyết điểm; sẵn sàng gán tất cả những sai trái, tiêu cực
trong xã hội; châm ngòi cho làn sóng chống đối trong nước và làm cho bộ máy ấy dường
như đã biến chất, “lỗi thời, không phù hợp”, do đó sẽ bị thay thế và đó là “lẽ
thường tình” theo đúng quy luật(?!). Cho nên, một bộ máy cầm quyền thân cận do
họ dựng lên nhưng lại được “hợp pháp hóa” thông qua một cuộc bầu cử theo luật định
vô cùng tinh vi và họ luôn tự hào coi đây là sản phẩm sáng tạo của “công nghệ lật
đổ” thông qua biểu tình, đảo chính bằng mô hình “bạo lực đường phố”.
NMĐ_H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét