Hiện
nay, thế giới đang chứng kiến nhiều sự thay đổi sâu sắc. “Do tác động của đại dịch
COVID-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhiều mặt. Cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực,
mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Các nước điều chỉnh chiến
lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới”(2). Cạnh tranh
chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp, dưới nhiều hình
thức mới, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường
kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế. Hợp tác, cạnh tranh, sự va chạm, cọ xát, đấu
tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, các trung tâm quyền lực ngày càng
gia tăng. Trong cách thức tiến hành, các nước lớn coi trọng sử dụng “quyền lực
thông minh”, kết hợp giữa “quyền lực cứng” (chỉ huy, cưỡng bức, định đoạt dựa
trên sức mạnh kinh tế, quân sự) với “quyền lực mềm” (khả năng thuyết phục, thu
hút, tạo ảnh hưởng dựa trên sự hấp dẫn của giá trị) một cách uyển chuyển, khôn
khéo. Trong bối cảnh quốc tế và các khu vực diễn biến phức tạp, khôn lường đó,
để thực hiện mưu đồ của mình, các thế lực thù địch tiếp tục điều chỉnh chiến lược
“diễn biến hòa bình” dưới một bộ mặt mới, ngày càng bộc lộ rõ sự tinh vi, xảo
quyệt và vô cùng thâm độc.
về
công cụ mới để thực hiện “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch coi trọng sử
dụng các phương tiện thông tin, truyền thông. Trước sự bùng nổ của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong kỷ nguyên thông tin của thời đại toàn cầu
hóa và với quan điểm “một đài phát thanh cũng có thể bình định được một nước, một
đô la chi cho tuyên truyền có hiệu quả hơn năm đô la chi cho quân sự” nên thứ
“vũ khí” hữu hiệu được các thế lực thù địch coi trọng sử dụng trong chiến lược
“diễn biến hòa bình” hiện nay là các phương tiện thông tin, truyền thông, báo
chí, xuất bản, nhất là các phương tiện có chương trình tiếng Việt để thực hiện
bôi nhọ, vu cáo, đả kích Việt Nam(6). Trong đó, họ ngày càng coi trọng các
trang mạng xã hội, internet - một phương tiện truyền thông có tốc độ nhanh, sức
lan tỏa mạnh đối với công chúng. Thực tế ở nước ta gần đây đã xuất hiện khá nhiều
các website, blog, phát tán quan điểm trái chiều, xuyên tạc. Với cách thức tiến
hành khá công phu, tinh xảo; dựa vào một số sự kiện đã diễn ra, họ nhào nặn bằng
các chi tiết “sặc mùi” chính trị phản động; thêm bớt những “số liệu” không thể
kiểm chứng, kèm theo trích dẫn “kim, cổ, đông, tây”, giả danh khoa học; sử dụng
công nghệ chèn các tư liệu, hình ảnh đã bị cắt ghép, chỉnh sửa, “live
stream”... tạo ra những sự kiện “giật gân”, thông tin “câu khách”, gợi trí tò
mò của dư luận; cố tình đổi trắng thay đen, biến không thành có, rồi suy diễn,
bình luận theo kiểu làm “sáng tỏ vấn đề”. Tần suất các luận điệu thâm độc đó
ngày càng gia tăng cả về lưu lượng, cấp độ, mật độ; thực hiện “bôi nhiều sẽ bẩn”,
“nói lắm phải tin”, tung “hỏa mù” nhằm gây tâm lý hoài nghi, dao động trong xã
hội; từng bước hướng cộng đồng đến những suy nghĩ lệch lạc, dẫn đến “tự diễn biến”,
dần xuất hiện những hành vi “lệch chuẩn” và rơi vào “tự chuyển hóa” lúc nào
không hay./.
NMĐ-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét