Ngày 11/6/2018, Quốc hội quyết định lùi thời gian thông qua Luật Đơn vị
hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc hay còn gọi là
“Luật đặc khu” từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên
cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội, cán bộ lão
thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân; hoàn thiện dự thảo luật, đảm bảo
xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc
gia.
Tuy nhiên, hiện nay trên các trang mạng phản động vẫn tiếp tục đăng các
bài viết, các cuộc biểu tình phản đối Dự án Luật Đơn vị hành chính – Kinh tế
đặc biệt và Luật An ninh mạng của nước Việt Nam. Trong các trang mạng phản động
có trang Liên hội người Việt ở Cộng hòa Liên bang Đức ở địa chỉ
https://www.lienhoinvtn.de đăng thông tin “Người Việt tiếp tục đồng hành với
quốc nội chống luật đặc khu và an ninh mạng” cùng với những lời phát biểu của
Chủ tịch Liên Hội người Việt tại Cộng hòa Liên bang Đức bác sỹ Hoàng Thị Mỹ Lâm
tại cuộc Tổng Biểu Tình với những lời lẽ phản động: “Dự luật Đặc Khu là viết
tắt của cụm danh từ Luật Đơn Vị Hành Chính Kinh Tế Đặc Biệt, dành cho khu vực
Vân Đồn (Quảng Ninh) Bắc Vân Phong (Khánh
Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) mà Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ xem xét thông qua
vào cuối năm 2018. Luật này trên nguyên tắc là nhằm tách biệt một khu vực có
chính sách hành chính và kinh tế riêng so với phần còn lại, nhưng trên thực tế
là một hình thức nhượng địa, phục vụ ý đồ chiếm đất, di dân cho Trung Cộng với cả đặc quyền thiết bị lực
lượng vũ trang tại 3 địa điểm có vị trí chiến lược của Việt Nam: Vân Đồn nhìn ra Vịnh Bắc Bộ cách đảo Hải Nam của TQ
chỉ 200 Hải Lý, Vân Phong nằm gần Quân Cảng Cam Ranh, Phú Quốc nằm gần
Sihanoukville của Kampuchia vốn là Đặc khu Kinh tế công nghiệp của Trung
Cộng từ năm 2010.”
Trước hết ta thấy các đặc
khu kinh tế được định hướng phát triển với hai mục tiêu chính:
Một là, hình thành 3 khu vực
tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế,
thu hút công nghệ cao với những ngành nghề, lĩnh vực cạnh tranh phù hợp xu thế
phát triển của thế giới. Các đặc khu này cũng sẽ trở thành nơi thịnh vượng về
kinh tế song song với phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo công bằng xã
hội và nâng cao đời sống của người dân. Thêm nữa, với phương thức quản lý mới,
hiện đại, các đặc khu cũng sẽ tạo ra môi trường sống hiện đại, xanh, an toàn
cho người dân; tạo ra được giá trị mới và gia tăng cao trong một thời gian ngắn
để bắt kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nâng cao thu nhập bình
quân đầu người và đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Hai là, chủ động tạo ra một sân chơi mới với các thể chế, chính sách
đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh quốc tế cho phát triển khởi nghiệp,
đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển; các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ
mới 4.0; giáo dục, y tế chất lượng cao; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp,
công nghiệp văn hóa; phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay; thương
mại và tài chính quốc tế gắn với cảng biển.
Tuy nhiên, đây là dự án Luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy
định về cơ chế, chính sách trong dự thảo Luật mang tính đột phá cả về tổ chức
bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến
phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà
khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án Luật còn khác nhau. Do đó Quốc
hội đã quyết định lùi thời gian thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc
biệt. Theo dự luật, nhà đầu tư của tất cả các quốc gia đều có quyền đầu tư vào
các đặc khu kinh tế, không riêng gì Trung Quốc mà Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh,
Pháp, Đức… đều có quyền đầu tư, miễn là có tiềm lực kinh tế, có năng lực phát
triển và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Theo quy định của dự luật thì người nước
ngoài không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng đất tại các đặc khu kinh tế
và quyền sử dụng này cũng được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.
Trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các tầng
lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều
mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định
trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có
thể được kéo dài không quá 99 năm. Bên cạnh đó, theo Khoản 5 điều 32 thì Chủ
tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Như vậy, không phải cho
thuê rồi là xong, mà khi có các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu hoàn toàn có quyền
quyết định thu hồi đất. Mặc dù trong Dự án luật đặc khu không có một chữ nào đề
cập đến “Trung Quốc”. Nhưng câu chuyện “bán đất” cho Trung Quốc đã được đơm
đặt, đồn thổi… Họ lấy đây là cái cớ để một lần nữa tô vẽ, thêm thắt cho cái gọi
là “câu chuyện bán đất-bán nước”, nhằm thu hút được những cá nhân nhẹ dạ, cả
tin. Cái đích xa hơn mà chúng hướng tới là chống lại chủ trương hội nhập quốc
tế nói riêng, sự nghiệp đổi mới nói chung, đã và đang được triển khai ngày càng
hiệu quả. Cũng như lâu nay, họ ra sức kêu gào “lòng yêu nước” gắn với kích
thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kích động xuống đường biểu tình trái pháp
luật… Đây là thủ đoạn rất nham hiểm, thâm độc. Cần có sự định hướng kịp thời,
nhằm góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Như vậy,
không có chuyện “bán” như bè lũ phản động, chống phá thiếu hiểu biết đang rêu
rao. Không như những lời lẽ của những kẻ phản động, bán nước, những kẻ lưu vong
ở nước ngoài là nhượng đất, phục vụ ý đồ chiếm đất, di dân cho Trung Quốc. Chúng
xuyên tạc, đặt điều, vu khống nhằm hướng lái suy nghĩ, nhận thức, kêu gọi biểu
tình, nổi loạn, kích động quần chúng nhân dân với mục đích chống đối Nhà nước
Việt Nam.
Để nhìn nhận một cách đúng đắn, không lệch lạc trước những thông tin
xấu độc, thông tin sai lệch không đúng bản chất đòi hỏi mỗi chúng ta cần nghiên
cứu, nắm chắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Khi
đọc các thông tin trên mạng mỗi công dân cần phải nghiên cứu, đánh giá, nhìn
nhận, tìm hiểu thật kỹ để hiểu đúng bản chất sự việc tránh chia sẻ những thông
tin không chính xác, thông tin xấu. Thật nguy hiểm nếu thông tin đó không đúng
sự thật hay người đọc không đọc, không phân tích kỹ… và tiếp nhận một cách
thiếu khoa học, mù quáng, thiếu chọn lọc đồng thời chia sẻ rộng rãi trên mạng.
Kẻ thù, các thế lực thù địch, phản cách mạng vẫn tiếp tục tăng cường
chống phá Đảng, Nhà nước ta trên mọi mặt, trong đó chúng sử dụng mạng xã hội,
internet, các trang mạng để phát tán thông tin không chính xác, vu khống, bịa
đặt, không đúng sự thật, thêu dệt, thổi phồng, xuyên tạc bản chất nhằm hướng
người nghe, người đọc đến những suy diễn tiêu cực, kích động người tiếp nhận
thông tin tiến hành các hoạt động tụ tập, biểu tình, chống phá gây rối làm mất
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trách nhiệm của mỗi chúng ta hiện
nay là phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới. Ra sức góp phần bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc,
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có
lợi. Hiểu rõ chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố
quốc phòng - an ninh; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đảng ta. Phải
hết sức bình tĩnh trước các diễn biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình. Phải cảnh giác trước các
“tin đồn” thất thiệt. Phải tích cực góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch; kịp thời ngăn chặn, phản bác những thông
tin và luận điệu sai trái./.
Phạm Công Tiếp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét