Việt
Nam và Trung Quốc có mối quan hệ truyền thống lâu đời, núi liền núi, sông liền
sông, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công xây dựng và củng
cố. Quan hệ chính trị giữa hai nước được củng cố và duy trì đà phát triển tích
cực. Các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai Đảng, hai nước được duy trì
thường xuyên; qua đó, lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được nhiều nhận thức chung
quan trọng về việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện Việt Nam - Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây trên các trang
mạng xã hội xuất hiện những bài viết với mục đích làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung
Quốc, kích động mối hận thù dân tộc trong nhân dân. Tiêu biểu là bài “Tôi nghĩ
Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc” đăng trên trang phản động Việt Tân vào ngày
01 tháng 7 năm 2019. Bài viết này nói lên quan điểm của một cá nhân nhưng ẩn
sâu trong đó là lời lẽ thể hiện rõ thủ đoạn chính trị, nhằm mục đích làm xấu đi
Đây là thủ đoạn hết sức thâm độc của các thế lực thù địch mà chúng ta cần phải
lên án.
Chúng
ta có thể nhìn lại lịch sử và thấy được mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc
đang ngày càng phát triển tốt đẹp và bền vững. Tháng 11-1991
Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa
quan hệ, ngay sau đó hai nước đã không ngừng củng cố, phát triển quan hệ chính
trị - ngoại giao. Năm 1999 hai nước đã định ra khuôn khổ hợp tác với 16 chữ
vàng: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai”, đến năm 2005 là: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”
và từ năm 2008 đến nay là: “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Đồng thời,
ký nhiều hiệp định nhằm giải quyết những vấn đề bất đồng quan trọng liên quan
đến biên giới - lãnh thổ, như: Ký kết Hiệp định biên giới trên đất
liền vào năm 1999 và đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất
liền (năm 2008); ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (năm 2000);
ký Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ (năm 2004)…
Đến nay, Việt Nam và Trung Quốc hợp
tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - thương mại, văn hóa giáo dục, khoa học –
công nghệ, du lịch… Mỗi một lĩnh vực đều là động lực thúc đẩy sự phát triển
toàn diện của cả hai nước. Về kinh tế - thương mại, Trung Quốc trở thành một
trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và kim ngạch mậu dịch
giữa hai nước gia tăng không ngừng. Sự hợp tác, giao lưu văn hóa góp phần đắc
lực để hai dân tộc Việt, Hoa thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chính
trị, kinh tế, ngoại giao, là cầu nối vững chắc cho các mối quan hệ khác không
ngừng nâng cao cả về chất và lượng.
Những diễn biến phức tạp ở Biển Đông
như tuyên bố về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, việc Trung Quốc đưa giàn khoan
Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt
Nam,... không chỉ khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, dư luận quốc tế
lên tiếng mà còn làm cho Việt Nam và các nước trong khu vực hết sức quan ngại. Điều
này cũng dẫn tới một hệ lụy to lớn, đó là làm xói mòn niềm tin, tác động tiêu
cực đến sự tin cậy mà hai nước đã nỗ lực xây dựng trong nhiều năm qua, đòi hỏi
phải có những biện pháp, giải pháp tích cực, phù hợp và hiệu quả để Việt Nam và
Trung Quốc. Nhận thức rõ thành tựu và những trở ngại trong mối quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc mỗi người dân chúng ta, phải nêu cao cảnh giác trước những luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Quyết không để kẻ thù lợi dụng, kích
động chống đối.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét