Đường
lối quốc phòng toàn dân (QPTD) là sự nhận thức nhất quán của Đảng ta nhằm xây dựng
nền QPTD vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy
nhiên, thời gian gần đây các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch
tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD một cách lạc lõng.
Vì vậy, nhận diện, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối
QPTD là nhiệm vụ cấp bách trong tình hình hiện nay.
Âm
mưu thâm độc
Mục
đích xuyên suốt của các thế lực thù địch là xuyên tạc, phủ nhận bản chất
giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc; phủ nhận tính chất “tự vệ chân
chính” trong đường lối QPTD của Đảng ta; hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo của
chính sách quốc phòng tư sản.
Những
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD trước hết xuất phát từ các thế lực
thù địch, phản động nước ngoài. Chúng vừa trực tiếp tấn công, xuyên tạc, phủ nhận
đường lối QPTD bằng các cơ quan, tổ chức của mình, vừa gián tiếp nuôi dưỡng, ủng
hộ, bảo kê các tổ chức, cá nhân phản động ở trong và ngoài nước.
Thứ
hai là các tổ chức, cá nhân phản động người Việt Nam ở nước ngoài, chủ yếu là số
ngụy quân, ngụy quyền. Chúng vừa tập hợp lực lượng, sử dụng chiêu bài tuyên
truyền xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD; vừa móc nối, kích động các phần tử bất
mãn, cơ hội chính trị trong nước cản trở, phá hoại các dự án kinh tế kết hợp quốc
phòng. Thứ ba là đối tượng cơ hội, bất mãn chính trị ở trong nước với bản chất
“gió chiều nào xoay chiều ấy”, khi cách mạng gặp khó khăn, thử thách, họ quay
sang chống Đảng và xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD.
Nội
dung các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD thể hiện ở nhiều khía cạnh,
màu sắc, tính chất, mức độ khác nhau. Chúng cho rằng, Đảng ta tuyệt đối hóa vị
trí, vai trò nền QPTD và mâu thuẫn trong chính nhận thức của mình. Chúng đã viện
dẫn Văn kiện Đại hội VIII trước đây: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,
luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó
chặt chẽ”. Bên cạnh đó, chúng cắt cúp nhận định về xu thế trong quan hệ quốc tế
theo Văn kiện Đại hội XIII: “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn”
là không phù hợp, cho nên không cần khẳng định vị trí của QPTD nữa
Chúng
xuyên tạc, phủ nhận các đặc trưng cơ bản nền QPTD, coi chủ trương xây dựng nền
QPTD của Việt Nam là “đe dọa hòa bình các nước trong khu vực”. Ở thái cực khác,
chúng “khuyên” Việt Nam từ bỏ “4 không” trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam.
Chúng phủ nhận nền QPTD ở nước ta “không phải vì dân, của dân và do toàn thể
nhân dân tiến hành”, “không đếm xỉa đến lợi ích chung của dân tộc”, mà “vì lợi
ích của Đảng Cộng sản Việt Nam”(!). Nguy hiểm hơn, chúng phủ nhận sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp của Đảng và sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với sự
nghiệp xây dựng nền QPTD, tức là phủ nhận tính chính danh, chính pháp của hoạt
động trọng yếu này.
Tác
hại khôn lường
Phương
thức, thủ đoạn của các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD luôn được
thể hiện tinh vi, thâm hiểm với nhiều chiêu thức. Chúng vừa vu khống, bóp méo,
cắt xén sự thật và nhận thức về đường lối QPTD; vừa so sánh, đối lập cực đoan
giữa đường lối QPTD của Việt Nam với các nước khác theo chiều hướng khen, chê
khác nhau, nhưng tất cả đều đi đến mục đích xuyên tạc, phủ nhận bản chất đường
lối đó.
Về
phương tiện, rất nhiều nhóm, tổ chức, diễn đàn khác ở nước ngoài triệt để lợi dụng
các phương tiện thông tin hiện đại, internet và hệ thống mạng xã hội để chống
phá. Điển hình là các đài phát thanh của người Việt như: Sài Gòn Radio, Việt
Nam Califonia, Diễn đàn dân chủ, Việt Nam tự do (ở Mỹ); các báo, tạp chí: Hồn
Việt, Quê mẹ, Công luận (ở Pháp); Độc lập, Dân chủ và phát triển, Cánh én (ở Đức);
các trang mạng điện tử và các tài khoản mạng xã hội như: Việt Tân, Đàn chim Việt,
Dân chủ Việt Nam, Dân làm báo, Quan làm báo...
Các
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD đã để lại những hậu quả khôn lường.
Đó là sự lệch lạc, suy giảm nhận thức, phai nhạt niềm tin chính trị và lung lạc
ý chí của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng; ảnh
hưởng tiêu cực đến nhiệm vụ xây dựng tiềm lực quốc phòng, lực lượng quốc phòng
và thế trận QPTD. Không những vậy, sự xuyên tạc đó còn làm rạn nứt sự thống nhất,
đồng thuận trong Đảng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng
cường sức mạnh niềm tin về đường lối quốc phòng hòa bình, tự vệ chính nghĩa
Rõ
ràng, sự xuyên tạc nêu trên của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã cố
tình lờ đi một sự thật: Đặc trưng cơ bản nhất của nền QPTD là “hòa bình và tự vệ”,
là thể hiện sự khác nhau về bản chất trong xây dựng nền quốc phòng của những quốc
gia có độc lập chủ quyền đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với các nước đế quốc.
Việt Nam xây dựng nền QPTD vững mạnh là để tự vệ, chống lại thù trong, giặc ngoài,
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là
nền quốc phòng vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành, tiếp nối truyền
thống, kinh nghiệm của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Chính
vì đó, chúng ta cần xác định cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ
nhận đường lối QPTD của Đảng ta hiện nay phải gắn chặt với thực hiện Nghị quyết
số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”;
đồng thời gắn với đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”
trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị.
Để
góp phần đấu tranh, làm thất bại âm mưu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD của
các thế lực thù địch, chúng ta cần chú trọng thực hiện một số giải pháp chủ yếu.
Trước hết cần quan tâm nghiên cứu, làm rõ bản chất khoa học và cách mạng của đường
lối, chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta. Đó là đường lối, chính sách
quốc phòng tự vệ, chính nghĩa, trân trọng giá trị của độc lập, thống nhất, toàn
vẹn chủ quyền lãnh thổ và khát vọng được sống trong hòa bình của toàn thể dân tộc
và nhân dân Việt Nam.
Hai
là, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho
toàn dân; giữ gìn, phát huy các chuẩn mực văn hóa của Bộ đội Cụ Hồ và bản chất,
truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam; chủ động, tăng cường thông
tin sâu rộng với bạn bè quốc tế về mục đích, bản chất đường lối, chính sách
QPTD hòa bình, tự vệ chính nghĩa của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Ba
là, tiếp tục nhận diện, vạch rõ tính chất sai trái, phản khoa học, phản động của
các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD; kết hợp giữa “xây” và “chống”,
“xây” là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên.
Bốn
là, tiếp tục chăm lo xây dựng nền QPTD vững mạnh, vun đắp khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, không ngừng củng cố thế trận lòng dân vững chắc, tăng cường sức mạnh
niềm tin của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây chính là thành trì, nền tảng
chắc chắn nhất để chúng ta chung sức đồng lòng góp phần hiện thực hóa di nguyện
cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế
giới”./.
LQT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét