CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI NHẰM PHỦ NHẬN CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

KHOA LÝ LUẬN MÁC-LÊNIN BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC. - ppt tải ...Hiện nay, sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch chống chủ nghĩa xã hội, trên phương diện tư tưởng - lý luận, không dừng lại ở sự phê phán những vấn đề, những quan điểm cụ thể, là là phê phán toàn bộ, phủ nhận hoàn toàn hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội từ gốc rễ của nó. Họ cho rằng: ''Bước sang thế kỷ XXI mà còn nói lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng là tư duy giáo điều, xơ cứng; đã đến lúc phải xét lại những nguyên lý cơ bản có tính chất thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, những nguyên lý về giai cấp, lý luận hình thái kinh tế - xã hội, phải xét lại cả lực lượng, chứ không phải chỉ bỏ những khái niệm “riêng lẻ”.
Trên phương diện chính trị - thực tiễn, các thế lực phản động, thù địch chống chủ nghĩa xã hội hiện hay không dừng lại ở việc phê phán, xuyên tạc những mặt này, mặt kia của chủ nghĩa xã hội, mà là phê phán và phủ nhận toàn bộ chế độ xã hội chủ nghĩa. Họ cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn sai lầm của của lịch sử”, “lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là đưa dân tộc vào chỗ chết”, họ lớn tiếng tuyên bố “Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại sẽ sụp đổ như một hội chứng đôminô không thể tránh khỏi”.
Tóm lại, hiện nay các thế lực thù địch đang muốn “xoá sổ” một cách triệt để chủ nghĩa xã hội. Quan điểm chung nhất, cơ bản nhất của họ là “Chủ nghĩa tư bản là lý tưởng, là tương lai của nhân loại, chủ nghĩa xã hội là một sai lầm, thậm chí là quái thai của lịch sử”. Cần khẳng định dứt khoát rằng, những gì mà thực tiễn lịch sử đã trải qua hoàn toàn không phù hợp với những nhận định sai lầm của các thế lực tán dương chủ nghĩa tư bản.
Cho đến nay, với những gì mà nhân loại đã trải qua, càng chứng minh sự đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: lịch sử xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, đó là sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao. Lịch sử nhân loại phát triển theo những quy luật khách quan, vốn có của nó, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người, càng không phụ thuộc và một đấng siêu nhiên nào. Nguồn gốc của sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử chính là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, biểu hiện ra trong xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Nguyên nhân dẫn tới sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử chính là cuộc đấu tranh của giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới và tập hợp chung quanh nó các cấp cấp bị trị khác để chống lại giai cấp thống trị. Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến đã thay thế hình thái kinh tế - xã hội nô lệ, và hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa cũng đã thay thế hình thái kinh tế - xã hội phong kiến theo đúng cách như vậy.
Thực tế trên chứng tỏ rằng những mâu thuẫn vốn có của thế giai tư bản chủ nghĩa: tư sản với vô sản, đế quốc với thuộc địa, đế quốc với đế quốc vẫn tồn tại dưới những hình thức mới và ngày càng sâu sắc hơn, không thể giải quyết được trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Bởi những mâu thuẫn ấy có nguồn gốc sâu xa từ mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân của quan hệ sản xuất. Vì vậy, cho rằng “chủ nghĩa tư bản là tiền đồ, tương lai của nhân loại” là không dựa trên những gì mà thực tiễn lịch sử đã trải qua, đó chính là quan điểm duy tâm, siêu hình về lịch sử. Hiện nay, mặc dù đang còn sức mạnh, còn khả năng phát triển, nhưng chủ nghĩa tư bản không thể là tương lai của nhân loại. Không phải ai khác, chính lực lượng sản xuất hiện đại và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, của các dân tộc bị áp bức sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản.
Sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều như nhau, đây là điều đã được chủ nghĩa Mác khẳng định từ nửa đầu thế kỷ XIX và đến nay vẫn tuyệt đối đúng.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động được giải phóng khỏi chế độ áp bức, bóc lột, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, hăng hái tham gia xây dựng xã hội mới và thu được những thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Mặc dù diểm xuất phát của các nước đi lên chủ nghĩa xã hội là ở mức phát triển trung bình, nhiều nước còn lạc hậu và chưa phát triển, song chỉ sau hai chục năm ra đời, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã sản xuất được 40% sản lượng công nghiệp của thế giới; đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh lực văn hoá, khoa học và giải quyết các vấn đề xã hội; tạo thế cân bằng về sức mạnh quân sự với các nước đế quốc chủ nghĩa. . . Chủ nghĩa xã hội đã đóng vai trò là thành trì, trụ cột của nhân loại trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đó là bản chất ưu việt, là sức sống mãnh liệt và vai trò không thể phủ nhận của chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XX.
Tuy nhiên, vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng ở các mức độ khác nhau, mà nguyên nhân cơ bản nhất là đã thực hiện một mô hình chủ nghĩa xã hội còn nhiều khuyết tật, có thể đồng ý với nhiều nhà nghiên cứu khi gọi đó là mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu và xơ cứng. Trước thực trạng ấy, các nước xã hội chủ nghĩa đã tiến hành cải cách, cải tổ và đổi mới, nhằm khắc phục những khuyết tật và đem lại sức số mới cho chủ nghĩa xã hội hiện thực. Ở châu Âu, do những sai lầm trong quá trình cải tổ, do bị phản bội, nên chế độ xã hội chủ nghĩa đã không đứng vững được trước sự tấn công, chống phá của các thế lực thù địch. Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã bị sụp đổ.
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là một tổn thất vô cùng đau đớn của chủ nghĩa xã hội và của nhân loại. Đó là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội còn nhiều khuyết tật và sự thất bại của một đường lối cải tổ xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong giai đoạn mới hình thành, chủ nghĩa xã hội còn non yếu, thì những khuyết tật, thậm chí sự thất bại cũng là điều dễ hiểu. Lịch sử một số nước tư bản chủ nghĩa ở châu Âu thế kỷ XVIII và XIX cũng đã xảy ra như vậy.
Ở những nước xã hội chủ nghĩa khác, cải cách, đổi mới thành công, đã trụ vững và phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Lào. Điều này tiếp tục khẳng định chủ nghĩa xã hội vẫn tràn đầy sức sống, nếu trung thành và biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện lịch sử đã thay đổi.
Thực tiễn trên đã chỉ rõ rằng, quan điểm của các thế lực chống đối chủ nghĩa xã hội, ca ngợi sự “vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản” không chỉ là duy tâm siêu hình mà còn là xuyên tạc lịch sử. Thực chất phản động về chính trị của những quan điểm này là sự hy sinh lợi ích của tuyệt đại đa số các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, hy sinh lợi ích của các dân tộc, để duy trì sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản, bảo vệ chủ nghĩa tư bản. Họ lớn tiếng phê phán “chuyên chính giai cấp”, “đấu tranh giai cấp”... ra sức xuyên tạc, bôi đen và làm mọi cách để “đào sâu, chôn chặt” chủ nghĩa xã hội ... chính là để ru ngủ quần chúng, hòng xoá đi hình ảnh về một chế độ xã hội mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc thật sự cho con người, nhằm duy trì mãi mãi sự áp bức, thống trị giai cấp.
Khái quát lại quá trình lịch sử như trên có thể nhận thấy: từ khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện đến nay, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ngày càng chứng tỏ là cuộc đấu tranh trung tâm của nhân loại. Cuộc đấu tranh ấy đã và vẫn là vấn đề trung tâm của thời đại, chi phối mọi giai cấp và dân tộc trên toàn thế giới. Từ đó không thể dẫn tới một kết luận hơn là: chủ nghĩa xã hội chính là mặt đối lập, là nguy cơ, cản trở lớn nhất của chủ nghĩa tư bản, là xã hội sẽ tất yếu thay thế chủ nghĩa tư bản. Và vì thế cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, cả trên phương diện tư tưởng - lý luận và trên phương diện chính trị - thực tiễn, rất mạnh mẽ và quyết liệt hiện nay là điều hoàn toàn dễ hiểu. Những nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã từng cảnh báo: cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là cuộc đấu tranh giai cấp triệt để nhất, cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng của lịch sử, bởi nó xoá tận gốc rễ nguồn gốc phân chia xã hội thành giai cấp, do vậy đây sẽ là cuộc đấu tranh giai cấp một mất một còn, quyết liệt, phức tạp, lâu dài, các thế lực bảo vệ chủ nghĩa tư bản sẽ chống lại rất điên cuồng. Cuộc đấu tranh ấy không bao giờ ngừng nghỉ từ khi chủ nghĩa xã hội còn đang thai nghén trong lòng chủ nghĩa tư bản cho đến khi chủ nghĩa xã hội chiến thắng triệt để trên phạm vi toàn thế giới.
Một vấn đề khác không kém phần quan trọng được rút ra từ quá trình đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện nay cần lưu ý là: khi các lực lượng thù địch với chủ nghĩa xã hội phủ nhận, phê phán toàn bộ, từ gốc rễ hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội, bôi đen và phủ nhận toàn bộ chế độ xã hội chủ nghĩa, tất yếu đòi hỏi các lực lượng đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội cũng phải tiếp tục vạch rõ tận gốc rễ tính chất phản khoa học, phản động trong quan điểm của chúng.
                                                                                                         =Tia chớp= 

0 nhận xét: